Theo Giáo sư, Tiến sĩ Wong Shaw Voon - tổng giám đốc MIROS, cuộc kiểm tra đã chỉ ra rằng ghế ô tô được thiết kế theo kiểu di động hoặc theo kiểu dây cài mỏng manh sẽ bị hư hỏng khi chịu tác động mạnh. Độ bền vật liệu của chúng sẽ không chịu được những va chạm.
Video cho thấy nếu không dùng ghế ngồi ô tô cho trẻ đạt chuẩn an toàn, bé sẽ gặp nguy hiểm khi va chạm xảy ra.
Khi việc đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi xe ô tô đang ngày càng được đặt ra cấp bách hơn, sự nhận thức của cha mẹ trong việc lựa chọn loại ghế ngồi xe cho trẻ càng được chú trọng và nâng cao. Điều này trở nên cần thiết hơn bao giờ hết để đảm bảo sự an toàn của trẻ khi đi xe hơi.
Nhưng tháng trước, trang tin Paultan của Malaysia cho hay, rất nhiều cha mẹ đã tìm mua loại ghế ngồi ô tô "bỏ túi" gọn nhẹ được bán trên thị trường và được các chủ cửa hàng khẳng định rằng chúng phù hợp với những trẻ em nặng tới 18 kg với mức giá khá rẻ (chỉ vài trăm nghìn đồng).
Nhưng một cuộc kiểm tra nhanh cho thấy, đây không phải loại ghế ngồi xe ô tô phù hợp cho trẻ trong thực tế và không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn.
Video dưới đây sẽ cho thấy những gì xảy ra khi một đứa trẻ được buộc trong chiếc ghế ô tô dành cho trẻ em khi xảy ra tai nạn. Như bạn có thể thấy, việc dùng cai quài yếu ớt trở nên vô ích. Do vậy, các cha mẹ nên chú ý lựa chọn loại ghế ngồi ô tô phù hợp và có độ bền, độ chắc chắn cao.
Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016
Cẩm nang cần phải nhớ khi đi bảo dưỡng xe
Bạn cần lưu ý kiểm tra bảo dưỡng đúng quy trình, chiếc xe của bạn sẽ vận hành trơn tru như ý muốn.
Ở từng mốc số km đã đi hoặc thời gian sử dụng, có từng hạng mục
Ở từng mốc số km đã đi hoặc thời gian sử dụng, có từng hạng mục
4 mẹo lái xe dành cho dân Off - road
Bạn cần nắm rõ một số quy tắc như cách cầm vô lăng, tốc độ an toàn...để có chuyến đi an toàn và thành công.
Lái xe offroad hoàn toàn khác với lái xe trên đường nhựa thông thường.
1. Hãy đặt ngón cái chếch ra ngoài vô lăng
Lí do là trong một số tình huống, vô lăng sẽ bị xoay rất nhanh. Nếu chẳng may bạn mất kiểm soát trong lúc lái xe , khi đó ngón cái của bạn sẽ rất dễ bị bẻ gẫy nếu nằm trong guồng quay của vô lăng. Chính vì vậy, bạn nên chú ý đặt ngón tay cái của mình chếch ra ngoài vô lăng một chút. Cẩn tắc vô áy náy phải không nào?
1. Hãy đặt tay ở vị trí 9 giờ và 3 giờ và đừng vượt quá vị trí 12 giờ
Hiển nhiên khi lái xe chúng ta phải đặt tay ở vị trí 9 giờ và 3 giờ, 2 vị trí cân bằng 2 bên của vô lăng. Nhưng tại sao lại không nên vượt quá vị trí 12 giờ? Đơn giản thôi. Khi tay bạn vượt qua vị trí 12 giờ đồng nghĩa với việc tay bạn sẽ ở đúng vị trí túi khí sẽ bật ra. Vậy trong trường hợp không may tai nạn xảy ra, khi túi khí phát huy tác dụng thì thứ đầu tiên bạn chạm vào sẽ không phải túi khí mà chính là tay của bạn. Như vậy sẽ rất nguy hiểm.
3. Chú ý lái xe thật cẩn thận:
Đường Off –road không hề giống với những con đường nhựa bình thường bằng phẳng. Nó sẽ khó đi và hiểm trở hơn rất nhiều, không những vậy còn kèm theo rất nhiều chướng ngại vật khiến quãng đường sẽ trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn gấp bội. Do đó khi lái xe bạn phải hết sức tỉnh táo và chú ý xung quanh. Đừng để vì một phút bất cẩn mà hối hận cả đời.
4. Nhớ là đi chậm thôi:
Hãy cố gắng đi thật chậm và cẩn thận nhất một cách có thể. Đây không phải là một cuộc đua vì thế chúng ta không cần thiết phải vội vã làm gì. Bạn có thể không biết nhưng 5 dặm/ giờ (tương đương với 8km/h) đã là vận tốc tương đối cao đối với một chiếc địa hình. Hãy nhớ rằng chậm rãi và an toàn chính là phương châm hàng đầu mà bất kỳ tay Off-road nào cũng phải biết trước khi tự mình chinh phục những cung đường mới.
Lái xe offroad hoàn toàn khác với lái xe trên đường nhựa thông thường.
1. Hãy đặt ngón cái chếch ra ngoài vô lăng
Lí do là trong một số tình huống, vô lăng sẽ bị xoay rất nhanh. Nếu chẳng may bạn mất kiểm soát trong lúc lái xe , khi đó ngón cái của bạn sẽ rất dễ bị bẻ gẫy nếu nằm trong guồng quay của vô lăng. Chính vì vậy, bạn nên chú ý đặt ngón tay cái của mình chếch ra ngoài vô lăng một chút. Cẩn tắc vô áy náy phải không nào?
1. Hãy đặt tay ở vị trí 9 giờ và 3 giờ và đừng vượt quá vị trí 12 giờ
Hiển nhiên khi lái xe chúng ta phải đặt tay ở vị trí 9 giờ và 3 giờ, 2 vị trí cân bằng 2 bên của vô lăng. Nhưng tại sao lại không nên vượt quá vị trí 12 giờ? Đơn giản thôi. Khi tay bạn vượt qua vị trí 12 giờ đồng nghĩa với việc tay bạn sẽ ở đúng vị trí túi khí sẽ bật ra. Vậy trong trường hợp không may tai nạn xảy ra, khi túi khí phát huy tác dụng thì thứ đầu tiên bạn chạm vào sẽ không phải túi khí mà chính là tay của bạn. Như vậy sẽ rất nguy hiểm.
3. Chú ý lái xe thật cẩn thận:
Đường Off –road không hề giống với những con đường nhựa bình thường bằng phẳng. Nó sẽ khó đi và hiểm trở hơn rất nhiều, không những vậy còn kèm theo rất nhiều chướng ngại vật khiến quãng đường sẽ trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn gấp bội. Do đó khi lái xe bạn phải hết sức tỉnh táo và chú ý xung quanh. Đừng để vì một phút bất cẩn mà hối hận cả đời.
4. Nhớ là đi chậm thôi:
Hãy cố gắng đi thật chậm và cẩn thận nhất một cách có thể. Đây không phải là một cuộc đua vì thế chúng ta không cần thiết phải vội vã làm gì. Bạn có thể không biết nhưng 5 dặm/ giờ (tương đương với 8km/h) đã là vận tốc tương đối cao đối với một chiếc địa hình. Hãy nhớ rằng chậm rãi và an toàn chính là phương châm hàng đầu mà bất kỳ tay Off-road nào cũng phải biết trước khi tự mình chinh phục những cung đường mới.
Nhà báo Úc: Du khách không nên đi xe máy khi tới Đông Nam Á
Trong những năm trở lại đây, tỷ lệ tai nạn xe máy tại các quốc gia Đông Nam Á đang tăng cao và chưa có chiều hướng giảm xuống. Thu nhập tăng cao đồng nghĩa với việc người dân Đông Nam Á mua xe máy nhiều hơn khiến những con đường đông đúc và được xây dựng với chất lượng thấp càng trở nên quá tải. Do đó, Mark Hinchliffe, người sáng lập trang tin Motorbike Writer của Úc chuyên về mô tô, đã khuyên các du khách “Tây” nên tránh thuê xe máy hoặc xe ga khi ghé thăm Đông Nam Á.
Theo nhà báo Mark Hinchliffe người Úc, luôn có hiểm họa rình rập khi các du khách đi xe máy tại Đông Nam Á.
Du khách không nên đi xe máy khi đến Đông Nam Á
Thật ngạc nhiên khi du khách “Tây” có thể đi xe máy trên một quãng đường dài trong những chuyến du lịch đến các nước Đông Nam Á. Đường phố tại các nước Đông Nam Á lúc nào cũng chật ních những xe ga và dường như không ai tuân thủ luật giao thông. Nói cách khác, dòng người đi xe máy chẳng khác gì cơn lũ, chảy tràn qua những khe đá và tìm lối dễ nhất quanh các chướng ngại vật. Trong một số trường hợp, người đi xe máy tại Đông Nam Á giống như những vũ công ba-lê lượn xoay vòng quanh nhau.
Đoạn video ghi lại giao thông tại Hà Nội do anh Hinchliffe quay.
Người đi xe máy tại Đông Nam Á không chạy quá nhanh nhưng luôn ở trạng thái di chuyển liên tục. Tại Đông Nam Á, thói quen cơ bản của những người đi xe máy là không quay đầu nhìn lại phía sau. Tại Việt Nam, thậm chí nhiều người còn tháo bỏ gương chiếu hậu của xe máy. Bên cạnh đó là thói quen không dừng lại vì bất kỳ cái gì, kể cả đèn tín hiệu giao thông, biển báo dừng và các nút giao. Tiếp đến là thói quen bấm còi và tiếp tục di chuyển, ngay cả khi đường có dấu hiệu bị ùn tắc.
Nếu muốn đi qua đường, bạn phải nhanh chóng tìm cho mình một khoảng trống rồi đi ngược chiều cho đến khi gặp chỗ rẽ. Tất cả những thói quen này đều hoàn toàn trái ngược với đa số quốc gia phương tây, nơi mọi người tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, dừng xe để rẽ và luôn quan sát phía sau.
Giao thông đông đúc tại Hà Nội.
Khi quan sát giao thông tại Đông Nam Á, bạn sẽ cảm thấy thật thú vị. Tuy nhiên, luôn có hiểm họa rình rập khi bạn tham gia giao thông tại Đông Nam Á.
Theo kết quả nghiên cứu mới của trường Đại học Quốc gia Úc, số xe máy trên đầu người không ngừng tăng cho đến khi thu nhập bình quân đạt khoảng 8.000 USD/người/năm (khoảng 175 triệu Đồng). Trong khi đó, số lượng xe máy sẽ giảm khi thu nhập bình quân đầu người tăng cao hơn 8.000 USD/năm.
Ngoài ra, nghiên cứu của trường Đại học Quốc gia Úc còn đề cập đến vấn đề an toàn giao thông tại các quốc gia đang phát triển. Theo đó, xe máy là một phương tiện di chuyển khá nguy hiểm. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 300.000 người chết vì đi xe máy, trong đó, các nước đang phát triển có tỷ lệ tử vong cao hơn.
Trong lễ hội té nước Songkran chào năm mới tại Thái Lan vừa qua, đã có 322 người tử vong và 3.225 người bị thương, phần lớn vì tai nạn xe máy. Khi đến Thái Lan, hầu hết mọi người đều dùng xe máy hoặc xe ga để di chuyển. Dù con số cao như vậy nhưng chính quyền địa phương lại “nhìn chung hài lòng” với chiến dịch giảm thiệt hại về người trong lễ hội mà rất nhiều người uống say như Songkran.
Theo anh Hinchliffe, nếu muốn du lịch tại các nước Đông Nam Á và di chuyển bằng xe ga, các du khách “Tây” nên nghĩ lại. Hinchliffe đã từng ghé thăm một số nước Đông Nam Á và thuê xe ga để di chuyển vì giá thuê rất thấp. Tuy nhiên, sau đó, anh Hinchliffe đã phải hối hận khi thuê xe máy trong chuyến đến thăm hòn đảo Lombok của Indonesia.
Đường tại đảo Lombok, Indonesia.
Tại đây, anh Hinchliffe đã thuê xe ga với giá chỉ 5 USD/ngày và chỉ cần bỏ ra số tiền 80 xu để mua 1 lít xăng. Đường rất yên tĩnh và điều kiện đường sá khá tốt, hai bên là cảnh biển tuyệt đẹp. Tuy nhiên, anh Hinchliffe vẫn phải trải qua những giây phút “rợn tóc gáy” vì lốp xe bị mòn trong khi người cho thuê quảng cáo là xe còn mới.
Nên làm gì khi thuê xe máy để đi du lịch tại Đông Nam Á?
Khi đi xe máy, người lái bao giờ cũng tự ý thức được những nguy hiểm rình rập và phải chấp nhận. Nếu bạn quen đường, nắm rõ thói quen đi lại của người dân địa phương và quen xe, nguy cơ tai nạn sẽ giảm xuống. Thế nhưng, việc lái xe máy tại các nước Đông Nam Á lại hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ của bạn.
Lời khuyên của anh Hinchliffe cho các du khách đến Đông Nam Á là tìm hiểu giao thông và thói quen đi lại của người dân địa phương. Nếu thuê xe, bạn nên tìm một cửa hàng có tiếng tại địa phương. Nhớ kiểm tra lốp và phanh của xe trước khi thuê. Sau đó, tìm một chỗ vắng người để quen chiếc xe máy đã thuê.
Theo nhà báo Mark Hinchliffe người Úc, luôn có hiểm họa rình rập khi các du khách đi xe máy tại Đông Nam Á.
Du khách không nên đi xe máy khi đến Đông Nam Á
Thật ngạc nhiên khi du khách “Tây” có thể đi xe máy trên một quãng đường dài trong những chuyến du lịch đến các nước Đông Nam Á. Đường phố tại các nước Đông Nam Á lúc nào cũng chật ních những xe ga và dường như không ai tuân thủ luật giao thông. Nói cách khác, dòng người đi xe máy chẳng khác gì cơn lũ, chảy tràn qua những khe đá và tìm lối dễ nhất quanh các chướng ngại vật. Trong một số trường hợp, người đi xe máy tại Đông Nam Á giống như những vũ công ba-lê lượn xoay vòng quanh nhau.
Đoạn video ghi lại giao thông tại Hà Nội do anh Hinchliffe quay.
Người đi xe máy tại Đông Nam Á không chạy quá nhanh nhưng luôn ở trạng thái di chuyển liên tục. Tại Đông Nam Á, thói quen cơ bản của những người đi xe máy là không quay đầu nhìn lại phía sau. Tại Việt Nam, thậm chí nhiều người còn tháo bỏ gương chiếu hậu của xe máy. Bên cạnh đó là thói quen không dừng lại vì bất kỳ cái gì, kể cả đèn tín hiệu giao thông, biển báo dừng và các nút giao. Tiếp đến là thói quen bấm còi và tiếp tục di chuyển, ngay cả khi đường có dấu hiệu bị ùn tắc.
Nếu muốn đi qua đường, bạn phải nhanh chóng tìm cho mình một khoảng trống rồi đi ngược chiều cho đến khi gặp chỗ rẽ. Tất cả những thói quen này đều hoàn toàn trái ngược với đa số quốc gia phương tây, nơi mọi người tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, dừng xe để rẽ và luôn quan sát phía sau.
Giao thông đông đúc tại Hà Nội.
Khi quan sát giao thông tại Đông Nam Á, bạn sẽ cảm thấy thật thú vị. Tuy nhiên, luôn có hiểm họa rình rập khi bạn tham gia giao thông tại Đông Nam Á.
Theo kết quả nghiên cứu mới của trường Đại học Quốc gia Úc, số xe máy trên đầu người không ngừng tăng cho đến khi thu nhập bình quân đạt khoảng 8.000 USD/người/năm (khoảng 175 triệu Đồng). Trong khi đó, số lượng xe máy sẽ giảm khi thu nhập bình quân đầu người tăng cao hơn 8.000 USD/năm.
Ngoài ra, nghiên cứu của trường Đại học Quốc gia Úc còn đề cập đến vấn đề an toàn giao thông tại các quốc gia đang phát triển. Theo đó, xe máy là một phương tiện di chuyển khá nguy hiểm. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 300.000 người chết vì đi xe máy, trong đó, các nước đang phát triển có tỷ lệ tử vong cao hơn.
Trong lễ hội té nước Songkran chào năm mới tại Thái Lan vừa qua, đã có 322 người tử vong và 3.225 người bị thương, phần lớn vì tai nạn xe máy. Khi đến Thái Lan, hầu hết mọi người đều dùng xe máy hoặc xe ga để di chuyển. Dù con số cao như vậy nhưng chính quyền địa phương lại “nhìn chung hài lòng” với chiến dịch giảm thiệt hại về người trong lễ hội mà rất nhiều người uống say như Songkran.
Theo anh Hinchliffe, nếu muốn du lịch tại các nước Đông Nam Á và di chuyển bằng xe ga, các du khách “Tây” nên nghĩ lại. Hinchliffe đã từng ghé thăm một số nước Đông Nam Á và thuê xe ga để di chuyển vì giá thuê rất thấp. Tuy nhiên, sau đó, anh Hinchliffe đã phải hối hận khi thuê xe máy trong chuyến đến thăm hòn đảo Lombok của Indonesia.
Đường tại đảo Lombok, Indonesia.
Tại đây, anh Hinchliffe đã thuê xe ga với giá chỉ 5 USD/ngày và chỉ cần bỏ ra số tiền 80 xu để mua 1 lít xăng. Đường rất yên tĩnh và điều kiện đường sá khá tốt, hai bên là cảnh biển tuyệt đẹp. Tuy nhiên, anh Hinchliffe vẫn phải trải qua những giây phút “rợn tóc gáy” vì lốp xe bị mòn trong khi người cho thuê quảng cáo là xe còn mới.
Nên làm gì khi thuê xe máy để đi du lịch tại Đông Nam Á?
Khi đi xe máy, người lái bao giờ cũng tự ý thức được những nguy hiểm rình rập và phải chấp nhận. Nếu bạn quen đường, nắm rõ thói quen đi lại của người dân địa phương và quen xe, nguy cơ tai nạn sẽ giảm xuống. Thế nhưng, việc lái xe máy tại các nước Đông Nam Á lại hoàn toàn trái ngược với suy nghĩ của bạn.
Lời khuyên của anh Hinchliffe cho các du khách đến Đông Nam Á là tìm hiểu giao thông và thói quen đi lại của người dân địa phương. Nếu thuê xe, bạn nên tìm một cửa hàng có tiếng tại địa phương. Nhớ kiểm tra lốp và phanh của xe trước khi thuê. Sau đó, tìm một chỗ vắng người để quen chiếc xe máy đã thuê.
10 chiếc xe tốt giá mềm, giá dưới 18.000 USD
Các mẫu xe luôn được cập nhật và cải tiến không ngừng để phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Với các gia đình có kinh tế tầm trung, hẳn những chiếc xe có mức giá trung bình sẽ là các lựa chọn hàng đầu. Dưới đây là 10 chiếc xe có giá chỉ dưới 18.000 USD nhưng có khá nhiều tính năng hấp dẫn cho khách hàng. Đặc biệt, một vài mẫu xe đã được thiết kế lại hoàn toàn cho phiên bản năm 2015.
Kelly Blue Book vừa đưa ra danh sách 10 xe đáng mua giá chưa tới 18.000 USD, một lựa chọn tốt cho người dùng muốn 1 chiếc xe ô tô vừa rẻ vừa tiện nghi.
10. Xe Fiat 500
Fiat 500 có khá nhiều điểm ấn tượng đối với một chiếc xe nhỏ, trong đó có những màu sắc thú vị ở cả bên trong và ngoài. Mẫu thiết kế Italia này là lựa chọn hoàn hảo cho những người muốn thể hiện sự tinh tế. Nó được bán với giá khoảng 17. 692 USD.
9. Subaru Impreza
Impreza được trang bị các tính năng nổi bật bên trong không gian nội thất và đã được nâng cấp cho phiên bản năm 2015. Xe được bán với giá khoảng 17.381 USD.
8. Chevrolet Sonic
Chevrolet Sonic là chiếc xe đắt nhất trong danh sách này. Nó được trang bị phát wifi qua mạng 4G/LTE và một màn hình cảm ứng MyLink. Với động cơ tăng áp, Sonic khiến người ta dễ dàng liên tưởng tới một chiếc xe thể thao châu Âu. Xe được bán với giá khoảng 17.725 – 17.836 USD.
7. Honda Fit
Hoàn toàn được thiết kế lại cho phiên bản năm 2015, điều tuyệt vời nhất ở Fit nằm ở chỗ bạn có thể để được rất nhiều đồ bên trong. Xe được bán với giá khoảng 17.270 USD.
6. Ford Fiesta
Ford Fiesta rất phù hợp với những người trẻ đầy khao khát, với phiên bản sedan và hatchback. Xe được bán với giá khoảng 16.070 USD.
5. Honda Civic Coupe
Civic là một trụ cột trong đội hình xe của Honda, nổi tiếng về độ bền và chất lượng của nó. Phiên bản coupe hai cửa khiến mẫu xe này càng thêm đặc sắc. Do đó, với mức giá dưới 18.000 USD, xe được nhiều gia đình lựa chọn.
4. Jeep Renegade
Thiết kế mới của Jeep Renegade được xây dựng ở Italia và được thiết kế dành cho các nhà thám hiểm đô thị. Xe được bán với khoảng 17.995 USD.
3. Kia Soul
Được thiết kế tại California, Kia Soul sử dụng công nghệ thân thiện trong một thiết kế nhỏ gọn đặc biệt. Đây là chiếc xe rất lý tưởng cho những ai muốn nổi bật giữa đám đông. Xe được bán với giá thấp nhất từ 14.000 - 15.900 USD.
2. Volkswagen Golf
Hoàn toàn được thiết kế lại cho phiên bản năm 2015, Golf động cơ 1.8L tăng áp 4 xilanh đem đến khả năng tăng tốc mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu khá tốt. Xe có thể được bán với giá 17.000 USD.
1.Mazda3
Ở vị trí đầu tiên, Mazda3 được coi là chiếc xe tốt nhất có giá dưới 18.000 USD. Dòng xe này có 3 phiên bản: 1.5L sedan, 1.5L hatchback và 2.0L sedan đều được trang bị số tự động 6 cấp và công nghệ SkyActiv. Mazda3 có khả năng vận hành mạnh mẽ nhưng vẫn tiết kiệm tối đa nhiên liệu. Xe có giá dao động từ 17.000 - 17.575 USD.
Lưu ý: Bản xếp hạng dành cho thị trường Mỹ, nên giá xe tính trên cơ sở giá ở Mỹ.
Kelly Blue Book vừa đưa ra danh sách 10 xe đáng mua giá chưa tới 18.000 USD, một lựa chọn tốt cho người dùng muốn 1 chiếc xe ô tô vừa rẻ vừa tiện nghi.
10. Xe Fiat 500
Fiat 500 có khá nhiều điểm ấn tượng đối với một chiếc xe nhỏ, trong đó có những màu sắc thú vị ở cả bên trong và ngoài. Mẫu thiết kế Italia này là lựa chọn hoàn hảo cho những người muốn thể hiện sự tinh tế. Nó được bán với giá khoảng 17. 692 USD.
9. Subaru Impreza
Impreza được trang bị các tính năng nổi bật bên trong không gian nội thất và đã được nâng cấp cho phiên bản năm 2015. Xe được bán với giá khoảng 17.381 USD.
8. Chevrolet Sonic
Chevrolet Sonic là chiếc xe đắt nhất trong danh sách này. Nó được trang bị phát wifi qua mạng 4G/LTE và một màn hình cảm ứng MyLink. Với động cơ tăng áp, Sonic khiến người ta dễ dàng liên tưởng tới một chiếc xe thể thao châu Âu. Xe được bán với giá khoảng 17.725 – 17.836 USD.
7. Honda Fit
Hoàn toàn được thiết kế lại cho phiên bản năm 2015, điều tuyệt vời nhất ở Fit nằm ở chỗ bạn có thể để được rất nhiều đồ bên trong. Xe được bán với giá khoảng 17.270 USD.
6. Ford Fiesta
Ford Fiesta rất phù hợp với những người trẻ đầy khao khát, với phiên bản sedan và hatchback. Xe được bán với giá khoảng 16.070 USD.
5. Honda Civic Coupe
Civic là một trụ cột trong đội hình xe của Honda, nổi tiếng về độ bền và chất lượng của nó. Phiên bản coupe hai cửa khiến mẫu xe này càng thêm đặc sắc. Do đó, với mức giá dưới 18.000 USD, xe được nhiều gia đình lựa chọn.
4. Jeep Renegade
Thiết kế mới của Jeep Renegade được xây dựng ở Italia và được thiết kế dành cho các nhà thám hiểm đô thị. Xe được bán với khoảng 17.995 USD.
3. Kia Soul
Được thiết kế tại California, Kia Soul sử dụng công nghệ thân thiện trong một thiết kế nhỏ gọn đặc biệt. Đây là chiếc xe rất lý tưởng cho những ai muốn nổi bật giữa đám đông. Xe được bán với giá thấp nhất từ 14.000 - 15.900 USD.
2. Volkswagen Golf
Hoàn toàn được thiết kế lại cho phiên bản năm 2015, Golf động cơ 1.8L tăng áp 4 xilanh đem đến khả năng tăng tốc mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu khá tốt. Xe có thể được bán với giá 17.000 USD.
1.Mazda3
Ở vị trí đầu tiên, Mazda3 được coi là chiếc xe tốt nhất có giá dưới 18.000 USD. Dòng xe này có 3 phiên bản: 1.5L sedan, 1.5L hatchback và 2.0L sedan đều được trang bị số tự động 6 cấp và công nghệ SkyActiv. Mazda3 có khả năng vận hành mạnh mẽ nhưng vẫn tiết kiệm tối đa nhiên liệu. Xe có giá dao động từ 17.000 - 17.575 USD.
Lưu ý: Bản xếp hạng dành cho thị trường Mỹ, nên giá xe tính trên cơ sở giá ở Mỹ.
Mazda6 và CX-5 năm 2016 có thể khởi động từ xa bằng điện thoại
Nếu muốn cài đặt ứng dụng Mazda Mobile Start, các khách hàng tại thị trường Mỹ có thể tìm đến những đại lý chính hãng để được trợ giúp với chi phí 500 USD. Trong năm đầu tiên, khách hàng có thể sử dụng Mazda Mobile Start miễn phí. Sau đó, khách hàng phải trả tiền phí 65 USD cho một năm sử dụng Mazda Mobile Start.
Ứng dụng Mazda Mobile Start mới sẽ cho phép người dùng Mazda6 cũng như CX-5 2016 khởi động máy, kiểm tra cửa và tìm vị trí xe từ xa.
Hãng Mazda đã tung ra một ứng dụng mới dành cho điện thoại thông minh để cho phép người dùng điều khiển nhiều hệ thống trong xe của hãng từ xa. Được gọi bằng cái tên Mazda Mobile Start, ứng dụng điện thoại thông minh mới sẽ cho phép dùng khởi động máy, kiểm tra xem cửa đã đóng chưa và tìm vị trí xe thông qua hệ thống định vị vệ tinh GPS từ xa.
Chức năng khởi động máy từ xa
Theo hãng Mazda, chức năng khởi động máy từ xa có thể làm việc ở bất kỳ đâu. Đồng thời, chức năng này cho phép bạn khởi động máy và chạy không tải trong thời gian lên đến 30 phút. Mục đích của chức năng là làm nóng máy hoặc làm mát xe trước khi bạn vào khoang lái. Điều này sẽ phát huy tác dụng cho những ai sống ở những khu vực có thời tiết cực nóng hoặc cực lạnh. Ứng dụng sẽ điều chỉnh nhiệt độ trong xe bằng đúng mức mà bạn đã chọn trong lần sử dụng gần nhất.
Đồng hồ bấm giờ của ứng dụng sẽ chạy khi bạn kích hoạt chức năng khởi động máy từ xa. Nhờ đó, bạn có thể kiểm tra xem ứng dụng đã hoạt động trong thời gian bao lâu.
Chức năng kiểm tra cửa
Chức năng thứ hai của ứng dụng Mazda Mobile Start là kiểm tra khóa cửa. Nếu quên chưa khóa, bạn có thể khóa cửa từ xa bằng ứng dụng Mazda Mobile Start. Ngoài ra, ứng dụng cũng giúp bạn mở cửa xe mà không cần động tay vào.
Chức năng kích hoạt hệ thống báo động chống trộm
Chức năng thứ ba của ứng dụng Mazda Mobile Start là kích hoạt hệ thống báo động chống trộm. Thứ tư là chức năng tìm vị trí của xe trong những bãi đỗ ô tô rộng.
Tạm thời, hãng Mazda chỉ trang bị ứng dụng này cho hai mẫu xe là Mazda6 và CX-5 đời 2016. Trong năm nay, sẽ có nhiều mẫu xe Mazda khác tương thích với ứng dụng. Theo hãng Mazda, ứng dụng mới có thể cài đặt trên tất cả các loại điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành iOS và Android, ngoại trừ Blackberry.
Ứng dụng Mazda Mobile Start mới sẽ cho phép người dùng Mazda6 cũng như CX-5 2016 khởi động máy, kiểm tra cửa và tìm vị trí xe từ xa.
Hãng Mazda đã tung ra một ứng dụng mới dành cho điện thoại thông minh để cho phép người dùng điều khiển nhiều hệ thống trong xe của hãng từ xa. Được gọi bằng cái tên Mazda Mobile Start, ứng dụng điện thoại thông minh mới sẽ cho phép dùng khởi động máy, kiểm tra xem cửa đã đóng chưa và tìm vị trí xe thông qua hệ thống định vị vệ tinh GPS từ xa.
Chức năng khởi động máy từ xa
Theo hãng Mazda, chức năng khởi động máy từ xa có thể làm việc ở bất kỳ đâu. Đồng thời, chức năng này cho phép bạn khởi động máy và chạy không tải trong thời gian lên đến 30 phút. Mục đích của chức năng là làm nóng máy hoặc làm mát xe trước khi bạn vào khoang lái. Điều này sẽ phát huy tác dụng cho những ai sống ở những khu vực có thời tiết cực nóng hoặc cực lạnh. Ứng dụng sẽ điều chỉnh nhiệt độ trong xe bằng đúng mức mà bạn đã chọn trong lần sử dụng gần nhất.
Đồng hồ bấm giờ của ứng dụng sẽ chạy khi bạn kích hoạt chức năng khởi động máy từ xa. Nhờ đó, bạn có thể kiểm tra xem ứng dụng đã hoạt động trong thời gian bao lâu.
Chức năng kiểm tra cửa
Chức năng thứ hai của ứng dụng Mazda Mobile Start là kiểm tra khóa cửa. Nếu quên chưa khóa, bạn có thể khóa cửa từ xa bằng ứng dụng Mazda Mobile Start. Ngoài ra, ứng dụng cũng giúp bạn mở cửa xe mà không cần động tay vào.
Chức năng kích hoạt hệ thống báo động chống trộm
Chức năng thứ ba của ứng dụng Mazda Mobile Start là kích hoạt hệ thống báo động chống trộm. Thứ tư là chức năng tìm vị trí của xe trong những bãi đỗ ô tô rộng.
Tạm thời, hãng Mazda chỉ trang bị ứng dụng này cho hai mẫu xe là Mazda6 và CX-5 đời 2016. Trong năm nay, sẽ có nhiều mẫu xe Mazda khác tương thích với ứng dụng. Theo hãng Mazda, ứng dụng mới có thể cài đặt trên tất cả các loại điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành iOS và Android, ngoại trừ Blackberry.
Xe nào khiến khách hàng phải điêu đứng vì quá hao dầu máy
Honda gần đây cũng tăng thêm thời gian bảo hành đến 8 năm hoặc tương đương 125.000 dặm cho Accord 2008-2011 và CR-V 2010-2011 động cơ 4 xi-lanh. Honda cho biết họ đã phát hiện ra rằng kẹt vòng pittông có thể dẫn đến tiêu hao dầu nhiều hơn.
Khảo sát thường niên của Consumer Reports năm 2014 phát hiện ra rằng một số loại ô tô đã tiêu hao quá nhiều dầu máy so với mức tiêu chuẩn mà hãng đưa ra, đặc biệt trong số này là các loại xe được sản xuất trong thời kỳ 2010-2014.
Từ lâu, việc thay dầu đã được quy định thực hiện sau khi xe đi được 3.000 dặm. Trong những năm gần đây, hầu hết các hãng xe đã kéo dài con số này đến 7.500 hay thậm chí 10.000 dặm sau khi cải tiến động cơ, cho phép dầu làm trơn động cơ có thời gian làm việc dài hơn.
Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát với các chủ sở hữu của khoảng 1 triệu xe kéo dài suốt 10 năm qua, các nhà điều tra nhận thấy rằng đối với một số mẫu xe, một số lượng lớn người tiêu dùng phải tốn thêm gần 1 lít dầu cho động cơ xe mỗi tháng.
Điều này khá bình thường đối với xe ô tô đã đi được khoảng 100.000 dặm hoặc nhiều hơn nữa. Nhưng Consumer Reports tin rằng đối với một chiếc xe gần như mới, việc tiêu hao quá nhiều dầu là không thể chấp nhận được.
Bảng thể hiện độ tiêu thụ dầu quá mức của các dòng xe. Bên phải là các cột hiện thị tỉ lệ % những xe cần đổ thêm ít nhất 1 lít dầu giữa các lần thay dầu.
Xe nào “ngốn” dầu nhiều nhất?
Consumer Reports đã khảo sát 498.900 xe được ra đời trong năm 2010-2014, nhiều xe trong số đó vẫn còn hạn bảo hành. Một số loại động cơ đứng đầu danh sách này tiêu hao dầu như: Audi động cơ 2,0L tăng áp 4 xi-lanh và V6 3,0L, BMW động cơ V8 4,8L và V8 4,4L twin-turbo, động cơ 3.6L 6 xi-lanh và 2.0L/2.5L 4 xi-lanh của Subaru.
Những động cơ này có trong các mẫu xe như Audi A3, Audi A4, Audi A5, Audi A6 và Audi Q5; BMW 5, BMW 6, BMW 7 và BMW X5; Subaru Forester, Subaru Impreza, Subaru Legacy và Subaru Outback. Đặc biệt, mẫu xe BMW 5 Series xe với động cơ V8 đã tiêu hao dầu gấp 27 lần so với một chiếc xe thông thường.
Tuy vậy, dữ liệu của Consumer Reports không cho thấy bất cứ mối liên quan nào giữa việc tiêu hao quá nhiều dầu với các lỗi cơ học nào ở động cơ.
Bao nhiêu là quá nhiều?
Audi, BMW, Subaru tuyên bố rằng việc tiêu thụ dầu là một điều bình thường trong hoạt động của xe. Subaru tiêu tốn 1 lít dầu khi đi 1.000 đến 1.200 dặm. Con số này với Audi và BMW là 600 đến 700 dặm.
Nếu một người lái xe đổ thêm 1 lít dầu mỗi tháng một lần, có nghĩa rằng họ sẽ đổ thêm tổng cộng 7-9 lít dầu giữa mỗi lần thay dầu theo định kỳ. Những chi phí do tiêu thụ quá nhiều dầu có thể tăng lên bởi vì ô tô thường xuyên hơn đòi hỏi các loại dầu tổng hợp có thể có giá tới 9USD/lít, chưa kể các chi phí khác của việc thay dầu định kỳ.
Các hãng xử lý như thế nào?
Trong một số trường hợp, khi đối mặt với khiếu nại của khách hàng, các nhà sản xuất đã ủy quyền cho một đại lý để sửa chữa các động cơ còn hạn bảo hành. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, một số nhà sản xuất đổ lỗi cho chủ sở hữu do thói quen lái xe của họ.
Giám đốc truyền thông của Subaru, Michael McHale, cho biết: "Mức độ tiêu thụ dầu có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như cách lái xe, địa hình và nhiệt độ."
Trong khi đó, Audi từng gặp phải một vụ kiện vì khách hàng cho rằng động cơ 2,0L tăng áp của họ tiêu tốn dầu máy quá nhiều. Audi từ chối bình luận về vụ kiện tụng cũng các vấn đề tiêu hao nguyên liệu nói chung.
Dữ liệu của Consumer Reports cho thấy rằng Audi động cơ 2,0L tăng áp và động cơ V6 cũng khá “ngốn” dầu. Audi khuyến cáo rằng "khách hàng luôn luôn nên mang theo khoảng 1 lít dầu máy trong trường hợp động cơ cần thêm dầu khi đi trên đường."
Phát ngôn viên của BMW Hector Arellano-Belloc cho biết: "Tiêu hao dầu là điều bình thường đối với các phương tiện. Xe BMW có khoảng thời gian thay dầu khá dài (10.000 dặm). Động cơ BMW (không bao gồm BMW M) có thể tiêu hao dầu ở mức lên 1 lít/750 dặm dưới điều kiện lái xe nhất định." Ông nói thêm rằng mẫu xe BMW M có thể tiêu hao dầu nhiều hơn thế.
Hãng Toyota cũng đã thay đổi thời gian bảo hành động cơ lên đến 10 năm hoặc tương đương 150.000 dặm nhằm cung cấp hỗ trợ đầy đủ cho các chủ sở hữu xe.
Khảo sát thường niên của Consumer Reports năm 2014 phát hiện ra rằng một số loại ô tô đã tiêu hao quá nhiều dầu máy so với mức tiêu chuẩn mà hãng đưa ra, đặc biệt trong số này là các loại xe được sản xuất trong thời kỳ 2010-2014.
Từ lâu, việc thay dầu đã được quy định thực hiện sau khi xe đi được 3.000 dặm. Trong những năm gần đây, hầu hết các hãng xe đã kéo dài con số này đến 7.500 hay thậm chí 10.000 dặm sau khi cải tiến động cơ, cho phép dầu làm trơn động cơ có thời gian làm việc dài hơn.
Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát với các chủ sở hữu của khoảng 1 triệu xe kéo dài suốt 10 năm qua, các nhà điều tra nhận thấy rằng đối với một số mẫu xe, một số lượng lớn người tiêu dùng phải tốn thêm gần 1 lít dầu cho động cơ xe mỗi tháng.
Điều này khá bình thường đối với xe ô tô đã đi được khoảng 100.000 dặm hoặc nhiều hơn nữa. Nhưng Consumer Reports tin rằng đối với một chiếc xe gần như mới, việc tiêu hao quá nhiều dầu là không thể chấp nhận được.
Bảng thể hiện độ tiêu thụ dầu quá mức của các dòng xe. Bên phải là các cột hiện thị tỉ lệ % những xe cần đổ thêm ít nhất 1 lít dầu giữa các lần thay dầu.
Xe nào “ngốn” dầu nhiều nhất?
Consumer Reports đã khảo sát 498.900 xe được ra đời trong năm 2010-2014, nhiều xe trong số đó vẫn còn hạn bảo hành. Một số loại động cơ đứng đầu danh sách này tiêu hao dầu như: Audi động cơ 2,0L tăng áp 4 xi-lanh và V6 3,0L, BMW động cơ V8 4,8L và V8 4,4L twin-turbo, động cơ 3.6L 6 xi-lanh và 2.0L/2.5L 4 xi-lanh của Subaru.
Những động cơ này có trong các mẫu xe như Audi A3, Audi A4, Audi A5, Audi A6 và Audi Q5; BMW 5, BMW 6, BMW 7 và BMW X5; Subaru Forester, Subaru Impreza, Subaru Legacy và Subaru Outback. Đặc biệt, mẫu xe BMW 5 Series xe với động cơ V8 đã tiêu hao dầu gấp 27 lần so với một chiếc xe thông thường.
Tuy vậy, dữ liệu của Consumer Reports không cho thấy bất cứ mối liên quan nào giữa việc tiêu hao quá nhiều dầu với các lỗi cơ học nào ở động cơ.
Bao nhiêu là quá nhiều?
Audi, BMW, Subaru tuyên bố rằng việc tiêu thụ dầu là một điều bình thường trong hoạt động của xe. Subaru tiêu tốn 1 lít dầu khi đi 1.000 đến 1.200 dặm. Con số này với Audi và BMW là 600 đến 700 dặm.
Nếu một người lái xe đổ thêm 1 lít dầu mỗi tháng một lần, có nghĩa rằng họ sẽ đổ thêm tổng cộng 7-9 lít dầu giữa mỗi lần thay dầu theo định kỳ. Những chi phí do tiêu thụ quá nhiều dầu có thể tăng lên bởi vì ô tô thường xuyên hơn đòi hỏi các loại dầu tổng hợp có thể có giá tới 9USD/lít, chưa kể các chi phí khác của việc thay dầu định kỳ.
Các hãng xử lý như thế nào?
Trong một số trường hợp, khi đối mặt với khiếu nại của khách hàng, các nhà sản xuất đã ủy quyền cho một đại lý để sửa chữa các động cơ còn hạn bảo hành. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, một số nhà sản xuất đổ lỗi cho chủ sở hữu do thói quen lái xe của họ.
Giám đốc truyền thông của Subaru, Michael McHale, cho biết: "Mức độ tiêu thụ dầu có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như cách lái xe, địa hình và nhiệt độ."
Trong khi đó, Audi từng gặp phải một vụ kiện vì khách hàng cho rằng động cơ 2,0L tăng áp của họ tiêu tốn dầu máy quá nhiều. Audi từ chối bình luận về vụ kiện tụng cũng các vấn đề tiêu hao nguyên liệu nói chung.
Dữ liệu của Consumer Reports cho thấy rằng Audi động cơ 2,0L tăng áp và động cơ V6 cũng khá “ngốn” dầu. Audi khuyến cáo rằng "khách hàng luôn luôn nên mang theo khoảng 1 lít dầu máy trong trường hợp động cơ cần thêm dầu khi đi trên đường."
Phát ngôn viên của BMW Hector Arellano-Belloc cho biết: "Tiêu hao dầu là điều bình thường đối với các phương tiện. Xe BMW có khoảng thời gian thay dầu khá dài (10.000 dặm). Động cơ BMW (không bao gồm BMW M) có thể tiêu hao dầu ở mức lên 1 lít/750 dặm dưới điều kiện lái xe nhất định." Ông nói thêm rằng mẫu xe BMW M có thể tiêu hao dầu nhiều hơn thế.
Hãng Toyota cũng đã thay đổi thời gian bảo hành động cơ lên đến 10 năm hoặc tương đương 150.000 dặm nhằm cung cấp hỗ trợ đầy đủ cho các chủ sở hữu xe.
10 điều nên làm khi cảnh sát giao thông "sờ gáy"
Bạn hoàn toàn có thể chỉ bị cảnh sát nhắc nhở hoặc phạt ở mức tối thiểu.
Nếu biết cách
10. Tấp xe vào lề ngay tức khắc
Ngay khi thấy đèn báo hay còi hụ của cảnh sát, tốt nhất bạn nên ngoan ngoãn tấp xe vào lề ngay lập tức. Đừng cố gắng chạy trốn hay cố lái thêm một đoạn rồi mới dừng lại. Làm như vậy chỉ càng khiến cảnh sát nghĩ bạn đang cố tình chống đối. Nếu có thể tấp vào một bãi đỗ ô tô thì càng tốt vì cảnh sát sẽ không phải đi bộ và tránh nhiều xe cộ mới đến được chỗ bạn.
9. Tắt máy
Trừ khi nhiệt độ ngoài trời ở mức cao, lên đến 40 độ, việc tắt máy xe khi bị cảnh sát yêu cầu dừng lại là một hành động ghi điểm. Điều này sẽ thể hiện thái độ hợp tác tích cực của bạn. Khi xe được tắt máy, cảnh sát sẽ cảm thấy yên tâm là bạn không có ý định chạy trốn.
8. Đặt hai tay lên vô lăng
Khi vừa mới tấp xe vào lề, bạn nên tỏ ra khôn ngoan bằng cách đặt hai tay lên vô lăng hoặc ở bất cứ đâu mà cảnh sát có thể nhìn rõ. Bằng cách đó, cảnh sát sẽ biết bạn không có ý định lấy vũ khí, cố gắng phi tang chứng cứ hay làm một điều gì đó mờ ám. Như vậy, cảnh sát sẽ cảm thấy dễ chịu và có thể chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng thay vì ghi vé phạt.
7. Mở đèn trong xe
Khi dừng xe vào ban đêm theo hiệu lệnh của cảnh sát, bạn nên mở hết đèn trong xe. Điều này giúp cảnh sát nhìn rõ hơn và bớt cảm thấy áp lực.
6. Im lặng là vàng
Sau khi tấp vào lề, tắt máy và đặt tay lên vô lăng, một điều cực kỳ quan trọng nữa là bạn nên tắt radio hoặc ngắt điện thoại. Làm việc khác trong khi cảnh sát đang nói chuyện với bạn là một điều cực kỳ không nên. Nếu làm như vậy, bạn sẽ khiến cảnh sát nghị bạn coi thường và không tôn trọng họ.
Rõ ràng, nếu bạn không tôn trọng họ thì chẳng việc gì mà cảnh sát phải tử tế với bạn. Sự thiếu tôn trọng của bạn sẽ dẫn đến thái độ gây khó khăn của cảnh sát và cả vé phạt chờ sẵn.
5. Nhắc mọi người trên xe giữ im lặng
Ngoài việc tắt điện thoại và dàn âm thanh trên xe, bạn cũng nên nhắc nhở những người đi cùng giữ im lặng trong khi trao đổi với cảnh sát. Để có thể trao đổi một cách rõ ràng nhất, chỉ nên có 1 người nói chuyện với cảnh sát thôi. Tất nhiên, những người cùng đồng hành với bạn cũng nên ngoan ngoãn đặt tay ở vị trí mà cảnh sát có thể dễ dàng thấy được.
4. Đừng nói dối
Việc bạn bị cảnh sát yêu cầu dừng xe chắc chắn là vì bạn đã vi phạm lỗi nào đó khi tham gia giao thông. Vì vậy, đừng cố nói dối hay bao biện làm gì. Hãy ngoan ngoãn thú tội và thành thực, bạn sẽ được “hưởng khoan hồng”.
3. Ngồi yên trên xe
Một điều tối kỵ mà bạn không nên làm bao giờ là bước ra khỏi xe khi có lệnh dừng. Bạn chỉ được phép bước ra khỏi xe khi nào được cảnh sát yêu cầu. Tốt nhất, bạn nên ngoan ngoãn ngồi yên trong xe cùng những người đi cùng khác.
2. Hãy tỏ ra lịch sự
Nếu bạn cư xử lịch thiệp với cảnh sát, có nhiều khả năng họ sẽ tha cho bạn đi. Bởi lẽ, không ai muốn làm khó những người có thái độ tích cực bao giờ. Bỏ đi thái độ không tốt, bạn hãy trả lời những câu hỏi của họ nhẹ nhàng, đầy đủ và cư xử lịch thiệp nhất có thể. Chỉ cần chú ý một chút, những hành vi cư xử chuẩn mực sẽ giúp bạn rất nhiều.
1. Đừng cãi lại
Cuối cùng, nếu bị ghi vé phạt, bạn cũng đừng cãi lại cảnh sát. Họ chỉ làm đúng phận sự của mình. Đây không phải là lúc để bạn chống đối hay thể hiện sự mạnh mẽ. Cãi lại hay nói những lời lẽ nặng nề có thể khiến bạn gặp nhiều rắc rối hơn.
Chính vì thế, hãy ngoan ngoãn chấp nhận vé phạt và tiếp tục cuộc hành trình của mình. Dĩ nhiên, nếu bạn cảm thấy mình bị oan và có đủ bằng chứng, hãy mang bằng chứng đến tòa án. Những vị thẩm phán công minh sẽ giúp bạn lấy lại sự công bằng.
Nếu biết cách
10. Tấp xe vào lề ngay tức khắc
Ngay khi thấy đèn báo hay còi hụ của cảnh sát, tốt nhất bạn nên ngoan ngoãn tấp xe vào lề ngay lập tức. Đừng cố gắng chạy trốn hay cố lái thêm một đoạn rồi mới dừng lại. Làm như vậy chỉ càng khiến cảnh sát nghĩ bạn đang cố tình chống đối. Nếu có thể tấp vào một bãi đỗ ô tô thì càng tốt vì cảnh sát sẽ không phải đi bộ và tránh nhiều xe cộ mới đến được chỗ bạn.
9. Tắt máy
Trừ khi nhiệt độ ngoài trời ở mức cao, lên đến 40 độ, việc tắt máy xe khi bị cảnh sát yêu cầu dừng lại là một hành động ghi điểm. Điều này sẽ thể hiện thái độ hợp tác tích cực của bạn. Khi xe được tắt máy, cảnh sát sẽ cảm thấy yên tâm là bạn không có ý định chạy trốn.
8. Đặt hai tay lên vô lăng
Khi vừa mới tấp xe vào lề, bạn nên tỏ ra khôn ngoan bằng cách đặt hai tay lên vô lăng hoặc ở bất cứ đâu mà cảnh sát có thể nhìn rõ. Bằng cách đó, cảnh sát sẽ biết bạn không có ý định lấy vũ khí, cố gắng phi tang chứng cứ hay làm một điều gì đó mờ ám. Như vậy, cảnh sát sẽ cảm thấy dễ chịu và có thể chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng thay vì ghi vé phạt.
7. Mở đèn trong xe
Khi dừng xe vào ban đêm theo hiệu lệnh của cảnh sát, bạn nên mở hết đèn trong xe. Điều này giúp cảnh sát nhìn rõ hơn và bớt cảm thấy áp lực.
6. Im lặng là vàng
Sau khi tấp vào lề, tắt máy và đặt tay lên vô lăng, một điều cực kỳ quan trọng nữa là bạn nên tắt radio hoặc ngắt điện thoại. Làm việc khác trong khi cảnh sát đang nói chuyện với bạn là một điều cực kỳ không nên. Nếu làm như vậy, bạn sẽ khiến cảnh sát nghị bạn coi thường và không tôn trọng họ.
Rõ ràng, nếu bạn không tôn trọng họ thì chẳng việc gì mà cảnh sát phải tử tế với bạn. Sự thiếu tôn trọng của bạn sẽ dẫn đến thái độ gây khó khăn của cảnh sát và cả vé phạt chờ sẵn.
5. Nhắc mọi người trên xe giữ im lặng
Ngoài việc tắt điện thoại và dàn âm thanh trên xe, bạn cũng nên nhắc nhở những người đi cùng giữ im lặng trong khi trao đổi với cảnh sát. Để có thể trao đổi một cách rõ ràng nhất, chỉ nên có 1 người nói chuyện với cảnh sát thôi. Tất nhiên, những người cùng đồng hành với bạn cũng nên ngoan ngoãn đặt tay ở vị trí mà cảnh sát có thể dễ dàng thấy được.
4. Đừng nói dối
Việc bạn bị cảnh sát yêu cầu dừng xe chắc chắn là vì bạn đã vi phạm lỗi nào đó khi tham gia giao thông. Vì vậy, đừng cố nói dối hay bao biện làm gì. Hãy ngoan ngoãn thú tội và thành thực, bạn sẽ được “hưởng khoan hồng”.
3. Ngồi yên trên xe
Một điều tối kỵ mà bạn không nên làm bao giờ là bước ra khỏi xe khi có lệnh dừng. Bạn chỉ được phép bước ra khỏi xe khi nào được cảnh sát yêu cầu. Tốt nhất, bạn nên ngoan ngoãn ngồi yên trong xe cùng những người đi cùng khác.
2. Hãy tỏ ra lịch sự
Nếu bạn cư xử lịch thiệp với cảnh sát, có nhiều khả năng họ sẽ tha cho bạn đi. Bởi lẽ, không ai muốn làm khó những người có thái độ tích cực bao giờ. Bỏ đi thái độ không tốt, bạn hãy trả lời những câu hỏi của họ nhẹ nhàng, đầy đủ và cư xử lịch thiệp nhất có thể. Chỉ cần chú ý một chút, những hành vi cư xử chuẩn mực sẽ giúp bạn rất nhiều.
1. Đừng cãi lại
Cuối cùng, nếu bị ghi vé phạt, bạn cũng đừng cãi lại cảnh sát. Họ chỉ làm đúng phận sự của mình. Đây không phải là lúc để bạn chống đối hay thể hiện sự mạnh mẽ. Cãi lại hay nói những lời lẽ nặng nề có thể khiến bạn gặp nhiều rắc rối hơn.
Chính vì thế, hãy ngoan ngoãn chấp nhận vé phạt và tiếp tục cuộc hành trình của mình. Dĩ nhiên, nếu bạn cảm thấy mình bị oan và có đủ bằng chứng, hãy mang bằng chứng đến tòa án. Những vị thẩm phán công minh sẽ giúp bạn lấy lại sự công bằng.
2 vị trí dễ phạm lỗi ở tại ngã tư Đại Cồ Việt - Bạch Mai
Đoạn đường đi từ phía Đại Cồ Việt về hướng lên nút giao cắt với Bạch Mai có 2 đèn tín hiệu giao thông để điều tiết 2 nút giao thông khác nhau. Đèn đò thứ nhất điều tiết giao thông cho luồng giao thông đi từ Đại Cồ Việt và luồng giao thông đi từ Lê Đại Hành; đèn đỏ thứ hai điều tiết giao thông của ngã tư Đại Cồ Việt - Bạch Mai.
Khi đi qua đoạn ngã tư Đại Cồ Việt - Bạch Mai, nhiều người tham gia giao thông đã không chú ý một số đèn tín hiệu, vạch kẻ đường dẫn đến vô tình vi phạm luật giao thông tại đoạn giao cắt này.
Ngã tư Đại Cồ Việt - Bạch Mai ngay dưới chân cầu vượt luôn là một điểm nóng về giao thông bởi lưu lượng người tham gia giao thông lớn và giao cắt với nhiều luồng giao thông. Chính vì lẽ đó, đây cũng luôn là điểm có nhiều người vi phạm giao thông với 2 lỗi thường gặp là "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường" và "Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông".
Rẽ phải từ Đại Cồ Việt sang Bạch Mai
Chú ý chuyển làn sớm để không mắc lỗi Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu vạch kẻ đường.
Thứ nhất, người lái xe di chuyển từ phía Đại Cồ Việt rẽ phải vào Bạch Mai. nếu không quan sát kỹ rất dễ mắc lỗi Không tuân thủ vạch kẻ đường. Tại đoạn ngã tư này, các phương tiện muốn rẽ phải vào Bạch Mai sẽ phải chuyển làn tại đoạn vạch đứt phía dưới để sang làn ngoài cùng bên phải có mũi tên chỉ dẫn đây là làn rẽ phải. Nếu người lái xe rẽ phải đè lên phần vạch liền tại ngã tư này sẽ bị xử phạt theo điểm a, khoản 1, điều 5, nghị định 171/2013/NĐ-CP với mức phạt 100.000-200.000 đồng với xe ôtô; và xử phạt theo điểm a, khoản 1, điều 6, nghị định 171/2013/NĐ-CP với mức phạt 60.000-80.000 đồng với xe máy.
Quan sát đèn tín hiệu giao thông để di chuyển đúng với sự điều khiển của đèn tại từng đoạn giao cắt.
Chú ý 2 đèn tín hiệu giao thông khi đi từ Đại Cồ Việt lên nút giao cắt với Bạch Mai
Do đó, khi đi qua khu vực này, người lái xe cần chú ý quan sát để đi theo đúng tín hiệu đèn, đúng với hướng mà mình di chuyển. Nếu các lái xe vi phạm lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông" sẽ bị xử phạt theo điểm l, khoản 3, điều 5, nghị định 171/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 600.000-800.000 đồng với xe ôtô; và xử phạt theo điểm o, khoản 3, điều 6, nghị định 171/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 100.000-200.000 đồng đối với xe máy.
Chúc các bạn lái xe an toàn!
Khi đi qua đoạn ngã tư Đại Cồ Việt - Bạch Mai, nhiều người tham gia giao thông đã không chú ý một số đèn tín hiệu, vạch kẻ đường dẫn đến vô tình vi phạm luật giao thông tại đoạn giao cắt này.
Ngã tư Đại Cồ Việt - Bạch Mai ngay dưới chân cầu vượt luôn là một điểm nóng về giao thông bởi lưu lượng người tham gia giao thông lớn và giao cắt với nhiều luồng giao thông. Chính vì lẽ đó, đây cũng luôn là điểm có nhiều người vi phạm giao thông với 2 lỗi thường gặp là "Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường" và "Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông".
Rẽ phải từ Đại Cồ Việt sang Bạch Mai
Chú ý chuyển làn sớm để không mắc lỗi Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu vạch kẻ đường.
Thứ nhất, người lái xe di chuyển từ phía Đại Cồ Việt rẽ phải vào Bạch Mai. nếu không quan sát kỹ rất dễ mắc lỗi Không tuân thủ vạch kẻ đường. Tại đoạn ngã tư này, các phương tiện muốn rẽ phải vào Bạch Mai sẽ phải chuyển làn tại đoạn vạch đứt phía dưới để sang làn ngoài cùng bên phải có mũi tên chỉ dẫn đây là làn rẽ phải. Nếu người lái xe rẽ phải đè lên phần vạch liền tại ngã tư này sẽ bị xử phạt theo điểm a, khoản 1, điều 5, nghị định 171/2013/NĐ-CP với mức phạt 100.000-200.000 đồng với xe ôtô; và xử phạt theo điểm a, khoản 1, điều 6, nghị định 171/2013/NĐ-CP với mức phạt 60.000-80.000 đồng với xe máy.
Quan sát đèn tín hiệu giao thông để di chuyển đúng với sự điều khiển của đèn tại từng đoạn giao cắt.
Chú ý 2 đèn tín hiệu giao thông khi đi từ Đại Cồ Việt lên nút giao cắt với Bạch Mai
Do đó, khi đi qua khu vực này, người lái xe cần chú ý quan sát để đi theo đúng tín hiệu đèn, đúng với hướng mà mình di chuyển. Nếu các lái xe vi phạm lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông" sẽ bị xử phạt theo điểm l, khoản 3, điều 5, nghị định 171/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 600.000-800.000 đồng với xe ôtô; và xử phạt theo điểm o, khoản 3, điều 6, nghị định 171/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 100.000-200.000 đồng đối với xe máy.
Chúc các bạn lái xe an toàn!
Trung Quốc giới thiệu về xe điều khiển bằng trí não con người
Nhóm đứng đằng sau dự án khẳng định đây là lần đầu tiên các nhà khoa học có thể điều khiển một chiếc xe bằng trí não. Ông Duan Feng, một giáo sư thuộc khoa Máy tính và Kỹ thuật điều khiển tại trường đại học Nankai khẳng định vẫn cần phải cải tiến thêm trước khi xe điều khiển bằng trí não đi vào sản xuất thương mại.
Chiếc xe điều khiển bằng trí não con người là thành quả hợp tác giữa một nhóm nghiên cứu đến từ trường đại học Nankai ở thành phố Thiên Tân và hãng ô tô Great Wall Motor tại Trung Quốc.
Xe tự vận hành hiện là một trong những xu hướng “hot” của ngành công nghiệp ô tô thế giới. Về cơ bản, xe tự vận hành sử dụng các hệ thống điện tử và cảm biến để hoạt động mà không cần đến sự can thiệp của người lái. Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã đẩy xe tự vận hành lên một tầm cao mới khi có thể điều khiển bằng trí não con người.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, người ngồi trong xe không cần động tay vào vô lăng hay nhấn chân ga. Thay vào đó, người sử dụng có thể điều khiển chiếc xe chỉ bằng trí não của mình.
Cô gái đeo bộ tai nghe để điều khiển chiếc xe.
Chiếc xe được điều khiển thông qua một bộ tai nghe với 16 cảm biến khác nhau. Cảm biến có tác dụng truyền xung điện từ não người đến hệ thống xử lý của xe. Cụ thể hơn, các cảm biến sẽ bắt các tín hiệu của não bộ. Sau đó, hệ thống nhận dạng sẽ phân tích các tín hiệu, chuyển thành hướng dẫn lái và truyền cho xe.
Chiếc xe điều khển bằng trí não con người được giới thiệu tại Trung Quốc.
Đây là thành quả hợp tác giữa một nhóm nghiên cứu đến từ trường đại học Nankai ở thành phố Thiên Tân và hãng ô tô Great Wall Motor tại Trung Quốc. Chiếc xe điều khiển bằng trí não đã chính thức được giới thiệu vào ngày hôm qua, 15/7, tại Trung Quốc.
Các khách mời trong buổi giới thiệu đã có cơ hội chứng kiến chiếc xe chạy về phía trước và lùi ra sau. Ngoài ra, chiếc xe còn đóng/mở cửa theo lệnh của bộ não con người.
“Công nghệ này đã được phát triển khá hoàn thiện nhưng vẫn cần được nâng cấp hệ thống điện tử của xe sao cho an toàn, thông minh và thân thiện với người dùng hơn”, ông Feng cho biết. Cũng theo ông Feng, xe điều khiển bằng trí não sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người lái, đặc biệt là những ai bị tàn tật.
Chiếc xe điều khiển bằng trí não con người là thành quả hợp tác giữa một nhóm nghiên cứu đến từ trường đại học Nankai ở thành phố Thiên Tân và hãng ô tô Great Wall Motor tại Trung Quốc.
Xe tự vận hành hiện là một trong những xu hướng “hot” của ngành công nghiệp ô tô thế giới. Về cơ bản, xe tự vận hành sử dụng các hệ thống điện tử và cảm biến để hoạt động mà không cần đến sự can thiệp của người lái. Mới đây, các nhà khoa học Trung Quốc đã đẩy xe tự vận hành lên một tầm cao mới khi có thể điều khiển bằng trí não con người.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, người ngồi trong xe không cần động tay vào vô lăng hay nhấn chân ga. Thay vào đó, người sử dụng có thể điều khiển chiếc xe chỉ bằng trí não của mình.
Cô gái đeo bộ tai nghe để điều khiển chiếc xe.
Chiếc xe được điều khiển thông qua một bộ tai nghe với 16 cảm biến khác nhau. Cảm biến có tác dụng truyền xung điện từ não người đến hệ thống xử lý của xe. Cụ thể hơn, các cảm biến sẽ bắt các tín hiệu của não bộ. Sau đó, hệ thống nhận dạng sẽ phân tích các tín hiệu, chuyển thành hướng dẫn lái và truyền cho xe.
Chiếc xe điều khển bằng trí não con người được giới thiệu tại Trung Quốc.
Đây là thành quả hợp tác giữa một nhóm nghiên cứu đến từ trường đại học Nankai ở thành phố Thiên Tân và hãng ô tô Great Wall Motor tại Trung Quốc. Chiếc xe điều khiển bằng trí não đã chính thức được giới thiệu vào ngày hôm qua, 15/7, tại Trung Quốc.
Các khách mời trong buổi giới thiệu đã có cơ hội chứng kiến chiếc xe chạy về phía trước và lùi ra sau. Ngoài ra, chiếc xe còn đóng/mở cửa theo lệnh của bộ não con người.
“Công nghệ này đã được phát triển khá hoàn thiện nhưng vẫn cần được nâng cấp hệ thống điện tử của xe sao cho an toàn, thông minh và thân thiện với người dùng hơn”, ông Feng cho biết. Cũng theo ông Feng, xe điều khiển bằng trí não sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người lái, đặc biệt là những ai bị tàn tật.
Honda HR-V Thái Lan đã nhận 5 sao an toàn ASEAN CAP
Cả hai động cơ xăng 4 xi-lanh, SOHC, i-VTEC trên Honda HR-V dành cho thị trường Đông Nam Á đều kết hợp với hộp số biến thiên vô cấp CVT. Riêng động cơ xăng 1,5 lít còn đồng hành với cả hộp số sàn 5 cấp. Thông thường, hãng Honda dùng hộp số CVT cho các phiên bản động cơ dung tích thấp. Vì thế, thật thú vị khi hãng Honda kết hợp động cơ xăng 1,8 lít với hộp số CVT trên HR-V tại thị trường Đông Nam Á.
Mẫu Crossover cỡ nhỏ “hot” Honda HR-V sản xuất tại Thái Lan đã nhận được kết quả thẩm định 5 sao an toàn của ASEAN CAP, đặc biệt ở hạng mục bảo vệ an toàn cho người lớn trong xe.
Thêm một bài test va chạm nữa của ASEAN NCAP, và lần này là chiếc xe rất được yêu thích Honda HR-V. Mẫu Crossover cỡ nhỏ được bán ra thị trường vào đầu tháng 2 vừa rồi và ngay lập tức nhận được đánh giá 5 sao từ những tổ chức đánh giá độ an toàn.
Ở bài test va chạm phía trước vận tốc 64km/h, chiếc xe HR-V của thị trường Thái đã đạt 15.21/ 16 điểm trên thang điểm AOP ( Bảo vệ với hành khách người lớn), đạt mức 5 sao. Trong khí đó ở bài kiểm tra COP (Bảo vệ với khác hàng là trẻ nhỏ) cũng đạt được 73% sự hài lòng. Cuối cùng là bài kiểm tra va chạm bên với mức đánh giá AOP đạt hơn 4 sao.
Hệ thống kiểm soát ổn định trên xe cũng hoạt động rất tốt, đạt mức đạt 5 sao và là tiêu chuẩn của tất cả các dòng xe HR-V. Tuy nhiên phiên bản một số khu vực của nó rõ ràng chỉ có cảnh báo dây an toàn cho vị trí lái xe, thay vì đáng lẽ nên có cả cho vị trí hành khác ngồi trước. Vì thế nó chỉ đạt 4 sao AOP.
Ngay từ khi bắt đầu ra mắt tại thị trường Nhật Bản, Honda HR-V, được biết đến tại Nhật với cái tên Vezel, ngay lập tức gây cơn sốt đối với người tiêu dùng, và nhanh chóng lan sang các thị trường khác. Honda HR-V có thể nói là một trong những mẫu xe mới cực kỳ thành công của Honda.
Honda HR-V tại thị trường Đông Nam Á được trang bị hai loại động cơ xăng khác nhau. Đầu tiên là động cơ xăng 1,5 lít, tạo ra công suất tối đa 120 mã lực và mô-men xoắn cực đại 145 Nm. Đây là loại động cơ từng xuất hiện trên hai người anh em Honda City và Jazz thế hệ mới. Thứ hai là động cơ xăng 1,8 lít với công suất tối đa 139 mã lực và mô-men xoắn cực đại 169 Nm.
Các trang thiết bị an toàn trên Honda HR-V bao gồm phanh đỗ chỉnh điện, hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ phanh, túi khí đôi và cân bằng điện tử. Hệ thống ghế Ultra Seats tương tự Honda Jazz thế hệ mới cũng xuất hiện trên HR-V.
Mẫu Crossover cỡ nhỏ “hot” Honda HR-V sản xuất tại Thái Lan đã nhận được kết quả thẩm định 5 sao an toàn của ASEAN CAP, đặc biệt ở hạng mục bảo vệ an toàn cho người lớn trong xe.
Thêm một bài test va chạm nữa của ASEAN NCAP, và lần này là chiếc xe rất được yêu thích Honda HR-V. Mẫu Crossover cỡ nhỏ được bán ra thị trường vào đầu tháng 2 vừa rồi và ngay lập tức nhận được đánh giá 5 sao từ những tổ chức đánh giá độ an toàn.
Ở bài test va chạm phía trước vận tốc 64km/h, chiếc xe HR-V của thị trường Thái đã đạt 15.21/ 16 điểm trên thang điểm AOP ( Bảo vệ với hành khách người lớn), đạt mức 5 sao. Trong khí đó ở bài kiểm tra COP (Bảo vệ với khác hàng là trẻ nhỏ) cũng đạt được 73% sự hài lòng. Cuối cùng là bài kiểm tra va chạm bên với mức đánh giá AOP đạt hơn 4 sao.
Hệ thống kiểm soát ổn định trên xe cũng hoạt động rất tốt, đạt mức đạt 5 sao và là tiêu chuẩn của tất cả các dòng xe HR-V. Tuy nhiên phiên bản một số khu vực của nó rõ ràng chỉ có cảnh báo dây an toàn cho vị trí lái xe, thay vì đáng lẽ nên có cả cho vị trí hành khác ngồi trước. Vì thế nó chỉ đạt 4 sao AOP.
Ngay từ khi bắt đầu ra mắt tại thị trường Nhật Bản, Honda HR-V, được biết đến tại Nhật với cái tên Vezel, ngay lập tức gây cơn sốt đối với người tiêu dùng, và nhanh chóng lan sang các thị trường khác. Honda HR-V có thể nói là một trong những mẫu xe mới cực kỳ thành công của Honda.
Honda HR-V tại thị trường Đông Nam Á được trang bị hai loại động cơ xăng khác nhau. Đầu tiên là động cơ xăng 1,5 lít, tạo ra công suất tối đa 120 mã lực và mô-men xoắn cực đại 145 Nm. Đây là loại động cơ từng xuất hiện trên hai người anh em Honda City và Jazz thế hệ mới. Thứ hai là động cơ xăng 1,8 lít với công suất tối đa 139 mã lực và mô-men xoắn cực đại 169 Nm.
Các trang thiết bị an toàn trên Honda HR-V bao gồm phanh đỗ chỉnh điện, hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ phanh, túi khí đôi và cân bằng điện tử. Hệ thống ghế Ultra Seats tương tự Honda Jazz thế hệ mới cũng xuất hiện trên HR-V.
So sánh ưu và nhược điểm của hệ thống giải trí ở trong các loại xe hơi nổi tiếng
Để đáp ứng nhu cầu người dùng, mỗi loại lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Các xe hơi hiện đại ngày nay đều được trang bị hệ thống thông tin giải trí
Mazda Connect
Ưu: Đây là một trong số ít các công ty xe bình dân sử dụng màn hình hiển thị phía trên và thanh cuộn di chuyển trực quan để điều khiển màn hình.
Nhược: Số lượng các màn hình điểu khiển con nhiều và gây khó chịu cũng như mất tập trung cho người dùng. Tính năng cập nhật tình hình giao thông thời gian thực không dễ sử dụng như các ứng dụng điều hướng bình thường.
Chevrolet MyLink
Ưu: Có khả năng kết nối với iPhone của bạn và bạn có thể sử dụng Siri thông qua hệ thống lệnh bằng giọng nói một cách dễ dàng.
Nhược: Thay vì dùng Bluetooth, chủ sở hữu iPhone phải sử dụng cáp USB để kết nối.
Ford / Lincoln Sync 3
Ưu: Màn hình cảm ứng phản ứng nhanh và giống như điện thoại thông minh, do đó bạn có thể kéo thả, di chuyển, và tùy chỉnh vô cùng tiện lợi.
Nhược: Rất nhiều chức năng của màn hình cảm ứng không chính xác. Nhiều khi điều này gây khó chịu và bất tiện cho người dùng.
Chrysler / Dodge UConnect
Ưu: Có nút bấm lớn rất hữu ích cho những lái xe có bàn tay to. Hỗ trợ sạc không dây cho điện thoại vô cùng tiện dụng.
Nhược: Các tính năng như điều khiển ghế chính không có nút bấm vật lý thích hợp.
Toyota Entune
Ưu: Tích hợp điều khiển giọng nói vào các ứng dụng một cách hoàn hảo. Hỗ trợ đọc tin nhắn văn bản cho người dùng.
Nhược: Màn hình khá nhỏ, điều này sẽ khiến người dùng có cảm giác khó sử dụng và không thoải mái.
Ưu: Có thể tích hợp
Hyundai Blue Link
với Android Gear cho phép bạn khởi động ô tô hoặc mở khóa cửa xe với một chiếc đồng hồ thông minh.
Nhược: Màn hình cảm ứng đòi hỏi mở nhiều cửa sổ (tab) trước khi nhận lệnh.
Audi MMI
Ưu: Có nút Trở về (Back) vật lý, do đó bạn không cần phải quay lại màn hình mỗi khi mở ứng dụng sai.
Nhược: Không có nút chuyên dụng trên tay lái để kết thúc một cuộc gọi điện thoại.
Mercedes-Benz COMAND
Ưu: Cực kỳ dễ sử dụng với một thanh cuốn di chuyển và các nút bấm vật lý.
Nhược: Tốc độ kết nối tới các dịch vụ lưu trữ trực tuyến cực kỳ chậm. Màn hình hiển thị trông giống như một chiếc iPad nhỏ dán vào bảng điều khiển. Vô cùng bất tiện.
Honda HondaLink Next Generation
Ưu: Trong trường hợp không may xảy ra tai nạn, phần mềm hỗ trợ HondaLink Assist sẽ tự động phát ra tín hiệu thông báo nếu điện thoại của bạn đang kết nối Bluetooth.
Nhược: Các màn hình kép dễ gây nhầm lẫn. Hệ thống GPS thường phải mất một thời gian để xác định vị trí của bạn.
Các xe hơi hiện đại ngày nay đều được trang bị hệ thống thông tin giải trí
Mazda Connect
Ưu: Đây là một trong số ít các công ty xe bình dân sử dụng màn hình hiển thị phía trên và thanh cuộn di chuyển trực quan để điều khiển màn hình.
Nhược: Số lượng các màn hình điểu khiển con nhiều và gây khó chịu cũng như mất tập trung cho người dùng. Tính năng cập nhật tình hình giao thông thời gian thực không dễ sử dụng như các ứng dụng điều hướng bình thường.
Chevrolet MyLink
Ưu: Có khả năng kết nối với iPhone của bạn và bạn có thể sử dụng Siri thông qua hệ thống lệnh bằng giọng nói một cách dễ dàng.
Nhược: Thay vì dùng Bluetooth, chủ sở hữu iPhone phải sử dụng cáp USB để kết nối.
Ford / Lincoln Sync 3
Ưu: Màn hình cảm ứng phản ứng nhanh và giống như điện thoại thông minh, do đó bạn có thể kéo thả, di chuyển, và tùy chỉnh vô cùng tiện lợi.
Nhược: Rất nhiều chức năng của màn hình cảm ứng không chính xác. Nhiều khi điều này gây khó chịu và bất tiện cho người dùng.
Chrysler / Dodge UConnect
Ưu: Có nút bấm lớn rất hữu ích cho những lái xe có bàn tay to. Hỗ trợ sạc không dây cho điện thoại vô cùng tiện dụng.
Nhược: Các tính năng như điều khiển ghế chính không có nút bấm vật lý thích hợp.
Toyota Entune
Ưu: Tích hợp điều khiển giọng nói vào các ứng dụng một cách hoàn hảo. Hỗ trợ đọc tin nhắn văn bản cho người dùng.
Nhược: Màn hình khá nhỏ, điều này sẽ khiến người dùng có cảm giác khó sử dụng và không thoải mái.
Ưu: Có thể tích hợp
Hyundai Blue Link
với Android Gear cho phép bạn khởi động ô tô hoặc mở khóa cửa xe với một chiếc đồng hồ thông minh.
Nhược: Màn hình cảm ứng đòi hỏi mở nhiều cửa sổ (tab) trước khi nhận lệnh.
Audi MMI
Ưu: Có nút Trở về (Back) vật lý, do đó bạn không cần phải quay lại màn hình mỗi khi mở ứng dụng sai.
Nhược: Không có nút chuyên dụng trên tay lái để kết thúc một cuộc gọi điện thoại.
Mercedes-Benz COMAND
Ưu: Cực kỳ dễ sử dụng với một thanh cuốn di chuyển và các nút bấm vật lý.
Nhược: Tốc độ kết nối tới các dịch vụ lưu trữ trực tuyến cực kỳ chậm. Màn hình hiển thị trông giống như một chiếc iPad nhỏ dán vào bảng điều khiển. Vô cùng bất tiện.
Honda HondaLink Next Generation
Ưu: Trong trường hợp không may xảy ra tai nạn, phần mềm hỗ trợ HondaLink Assist sẽ tự động phát ra tín hiệu thông báo nếu điện thoại của bạn đang kết nối Bluetooth.
Nhược: Các màn hình kép dễ gây nhầm lẫn. Hệ thống GPS thường phải mất một thời gian để xác định vị trí của bạn.
Cách tự thay lốp xe cực đơn giản
Trong quá trình tham gia giao thông, có những tình huống bất ngờ xảy đến mà bạn sẽ mất nhiều thời gian và thậm chí gặ nguy hiểm, nếu không có một số kỹ năng cần thiết. Chẳng hạn, nếu bị xịt lốp giữa nơi hoang vắng, trong xe có lốp dự phòng, kỹ năng tự thay lốp là điều nên biết. Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp các tài xế vượt qua khó khăn này một cách nhanh chóng và an toàn.
Bạn xử lý thế nào khi bị xịt lốp xe giữa nơi đồng không mông quạnh? Một chút kỹ năng cần thiết để có thể tự thay lốp là điều nên biết, vì sự an toàn và thuận tiện cho chính bản thân bạn.
Bước 1: Chuẩn bị
Việc lên kế hoạch trước sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian và công sức. Sẽ không phải là một ý tưởng tồi khi bạn luôn chuẩn bị sẵn đồ đạc trong xe. Hãy chuẩn bị một số đôi găng tay, một đèn pin chống thấm nước tốt, nước rửa tay khô và khăn giấy. Bên cạnh đó là vật chèn bánh xe, đồng hồ đo áp suất lốp, kích, cờ lê và hộp dụng cụ thuận tiện mang theo.
Quan trọng nhất, trong xe nên luôn có lốp dự phòng. Keo tự vá quá phiền phức và không phát huy nhiều tác dụng.
Bước 2: Chọn vị trí đỗ xe
Nếu xe bạn không có đèn cảnh báo áp suất lốp, thì việc cảm nhận được lốp xe bị xuống hơi là điều quan trọng. Những vấn đề về lốp xe nên được phát hiện càng sớm thì càng an toàn cho bạn.
Nếu bạn muốn thay lốp xe, bạn phải chọn vị trí rất cẩn thận. Bạn cần từ từ lái xe vào lề đường, tránh các đoạn đường chật hẹp và lái xe ra khỏi khu vực gần lối ra của đoạn đường nào đó. Điều này giúp bạn có đủ không gian và tránh được phương tiện khác.
Bước 3: Cảnh báo giao thông
Bật đèn cảnh báo nguy hiểm của xe. Sử dụng biển hình tam giác hoặc một vật dễ nhận biết nào đó để có thể đưa ra cảnh báo tầm xa cho các xe phía trước và phía sau. Điều này đặc biệt quan trọng vào ban đêm hoặc trong khi trời mưa.
Bước 4: Chặn bánh xe
Kiểm tra chắc chắn phanh xe, dùng gạch hoặc miếng gỗ nặng để chặn bánh xe sẽ giúp xe không bị lăn. Nếu bạn không có sẵn một vật chặn bánh xe, bạn có thể ứng biến tình huống bằng cách tìm một số vật phù hợp được tìm thấy ở lề đường như gạch, đá phù hợp.
Bước 5: Sử dụng sổ tay hướng dẫn
Sổ tay riêng chứa tất cả các hướng dẫn kèm hình ảnh cụ thể có thể giúp ích rất nhiều cho bạn. Sẽ không phải là một ý tưởng tồi nếu bạn in các hướng dẫn về thay lốp xe và luôn mang theo bên mình. Bạn có thể sử dụng nam châm hoặc chiếc kẹp để có thể đặt nó ở một nơi dễ nhìn trong khi thay lốp.
Bước 6: Tháo nắp chụp trục bánh xe
Sử dụng đầu nhọn của cờ lê để cạy nắp chụp trục bánh xe. Một số xe có nắp này để bảo vệ hoặc hay chỉ để trang trí.
Sau khi tháo được bộ phận này, bạn đặt nó lộn ngược trên mặt đất để biến chiếc nắp thành cái khay đựng các loại ốc.
Bước 7: Nới lỏng các ốc
Các ốc sẽ cần phải được nới lỏng theo ngược chiều kim đồng hồ trước khi nâng xe. Lúc này, bạn có thể cần một thiết bị trung gian. Bạn cũng nên chú ý dùng cờ lê có kích cỡ phù hợp.
Bạn có thể sử dụng thảm sàn trên xe nếu phải quỳ trên mặt đất để tránh làm bẩn quần áo. Những chiếc ốc được tháo ra nên được để gọn vào một chỗ cố định như nắp chụp trục bánh xe chẳng hạn.
Bước 8: Xác định vị trí đặt bộ kích
Đối với hầu hết các xe ô tô, vị trí của trục xương của xe là một vị trí hợp nhất của chiếc xe để đặt kích xe. Đây là một phần mép gồ lên dưới gầm xe. Nếu bạn muốn tháo lốp ở bên nào, bạn nên đặt bộ kích ở phần gờ dưới gầm xe gần đó. Khi nâng một chiếc xe ở vị trí sai có thể làm hỏng xe và gây nguy hiểm cho bạn nếu nó không vững chắc.
Bước 9: Nâng xe
kích
Nâng xe từ từ bằng cách xoay tay cầm xe theo chiều kim đồng hồ. Bạn cần nâng xe lên một độ cao vừa đủ để bạn có thể nhấc lốp xe cần thay ra.
Tháo nốt các ốc đã nới lỏng còn lại và tháo lốp xe đã hỏng ra. Lúc này bạn chỉ cần kéo nhẹ, nhưng hãy cẩn thận vì nó có thể khá nặng.
Bước 11: Lắp lốp mới
Đặt lốp mới thay thế vào, chú ý cân chỉnh thẳng vành xe với bu-lông bánh xe. Dùng tay lắp các ốc vào và vặn chặt cho đến khi khít.
Bạn có thể phải sử dụng chân để giữ chắc bánh xe. Tuy nhiên, bạn tránh dùng nhiều lực vì có thể làm đổ bộ kích xe.
Bước 12: Hạ ô tô
Tự từ hạ thấp ô tô xuống xe bằng cách xoay kích ngược chiều kim đồng hồ.
Bước 13: Siết chặt lại các ốc một lần nữa
Khi xe đã hạ xuống, bạn có thể vặn chặt lại các ốc theo chiều kim đồng hồ. Bạn chú ý vặn các ốc ở mức chặt như nhau.
Bước 14: Hoàn tất
Sau khi đã lắp lốp mới xong, bạn lắp nắp chụp trục bánh xe cuối cùng và có thể yên tâm tiếp tục hành trình của mình. Nhưng hãy nhớ cất gọn các phụ tùng, thiết bị trước khi lăn bánh tiếp nhé!
Bạn xử lý thế nào khi bị xịt lốp xe giữa nơi đồng không mông quạnh? Một chút kỹ năng cần thiết để có thể tự thay lốp là điều nên biết, vì sự an toàn và thuận tiện cho chính bản thân bạn.
Bước 1: Chuẩn bị
Việc lên kế hoạch trước sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian và công sức. Sẽ không phải là một ý tưởng tồi khi bạn luôn chuẩn bị sẵn đồ đạc trong xe. Hãy chuẩn bị một số đôi găng tay, một đèn pin chống thấm nước tốt, nước rửa tay khô và khăn giấy. Bên cạnh đó là vật chèn bánh xe, đồng hồ đo áp suất lốp, kích, cờ lê và hộp dụng cụ thuận tiện mang theo.
Quan trọng nhất, trong xe nên luôn có lốp dự phòng. Keo tự vá quá phiền phức và không phát huy nhiều tác dụng.
Bước 2: Chọn vị trí đỗ xe
Nếu xe bạn không có đèn cảnh báo áp suất lốp, thì việc cảm nhận được lốp xe bị xuống hơi là điều quan trọng. Những vấn đề về lốp xe nên được phát hiện càng sớm thì càng an toàn cho bạn.
Nếu bạn muốn thay lốp xe, bạn phải chọn vị trí rất cẩn thận. Bạn cần từ từ lái xe vào lề đường, tránh các đoạn đường chật hẹp và lái xe ra khỏi khu vực gần lối ra của đoạn đường nào đó. Điều này giúp bạn có đủ không gian và tránh được phương tiện khác.
Bước 3: Cảnh báo giao thông
Bật đèn cảnh báo nguy hiểm của xe. Sử dụng biển hình tam giác hoặc một vật dễ nhận biết nào đó để có thể đưa ra cảnh báo tầm xa cho các xe phía trước và phía sau. Điều này đặc biệt quan trọng vào ban đêm hoặc trong khi trời mưa.
Bước 4: Chặn bánh xe
Kiểm tra chắc chắn phanh xe, dùng gạch hoặc miếng gỗ nặng để chặn bánh xe sẽ giúp xe không bị lăn. Nếu bạn không có sẵn một vật chặn bánh xe, bạn có thể ứng biến tình huống bằng cách tìm một số vật phù hợp được tìm thấy ở lề đường như gạch, đá phù hợp.
Bước 5: Sử dụng sổ tay hướng dẫn
Sổ tay riêng chứa tất cả các hướng dẫn kèm hình ảnh cụ thể có thể giúp ích rất nhiều cho bạn. Sẽ không phải là một ý tưởng tồi nếu bạn in các hướng dẫn về thay lốp xe và luôn mang theo bên mình. Bạn có thể sử dụng nam châm hoặc chiếc kẹp để có thể đặt nó ở một nơi dễ nhìn trong khi thay lốp.
Bước 6: Tháo nắp chụp trục bánh xe
Sử dụng đầu nhọn của cờ lê để cạy nắp chụp trục bánh xe. Một số xe có nắp này để bảo vệ hoặc hay chỉ để trang trí.
Sau khi tháo được bộ phận này, bạn đặt nó lộn ngược trên mặt đất để biến chiếc nắp thành cái khay đựng các loại ốc.
Bước 7: Nới lỏng các ốc
Các ốc sẽ cần phải được nới lỏng theo ngược chiều kim đồng hồ trước khi nâng xe. Lúc này, bạn có thể cần một thiết bị trung gian. Bạn cũng nên chú ý dùng cờ lê có kích cỡ phù hợp.
Bạn có thể sử dụng thảm sàn trên xe nếu phải quỳ trên mặt đất để tránh làm bẩn quần áo. Những chiếc ốc được tháo ra nên được để gọn vào một chỗ cố định như nắp chụp trục bánh xe chẳng hạn.
Bước 8: Xác định vị trí đặt bộ kích
Đối với hầu hết các xe ô tô, vị trí của trục xương của xe là một vị trí hợp nhất của chiếc xe để đặt kích xe. Đây là một phần mép gồ lên dưới gầm xe. Nếu bạn muốn tháo lốp ở bên nào, bạn nên đặt bộ kích ở phần gờ dưới gầm xe gần đó. Khi nâng một chiếc xe ở vị trí sai có thể làm hỏng xe và gây nguy hiểm cho bạn nếu nó không vững chắc.
Bước 9: Nâng xe
kích
Nâng xe từ từ bằng cách xoay tay cầm xe theo chiều kim đồng hồ. Bạn cần nâng xe lên một độ cao vừa đủ để bạn có thể nhấc lốp xe cần thay ra.
Tháo nốt các ốc đã nới lỏng còn lại và tháo lốp xe đã hỏng ra. Lúc này bạn chỉ cần kéo nhẹ, nhưng hãy cẩn thận vì nó có thể khá nặng.
Bước 11: Lắp lốp mới
Đặt lốp mới thay thế vào, chú ý cân chỉnh thẳng vành xe với bu-lông bánh xe. Dùng tay lắp các ốc vào và vặn chặt cho đến khi khít.
Bạn có thể phải sử dụng chân để giữ chắc bánh xe. Tuy nhiên, bạn tránh dùng nhiều lực vì có thể làm đổ bộ kích xe.
Bước 12: Hạ ô tô
Tự từ hạ thấp ô tô xuống xe bằng cách xoay kích ngược chiều kim đồng hồ.
Bước 13: Siết chặt lại các ốc một lần nữa
Khi xe đã hạ xuống, bạn có thể vặn chặt lại các ốc theo chiều kim đồng hồ. Bạn chú ý vặn các ốc ở mức chặt như nhau.
Bước 14: Hoàn tất
Sau khi đã lắp lốp mới xong, bạn lắp nắp chụp trục bánh xe cuối cùng và có thể yên tâm tiếp tục hành trình của mình. Nhưng hãy nhớ cất gọn các phụ tùng, thiết bị trước khi lăn bánh tiếp nhé!
Dân trong nghề tiết lộ bí kíp bán xe cũ lại được giá
Đối với nhiều người dân Việt Nam, chiếc xe ôtô vẫn là một tài sản có giá trị của gia đình, do vậy yếu tố "giữ giá" thường tác động lớn đến quyết định mua xe. Mặc dù nhu cầu sử dụng xe lớn nhưng nhiều người vẫn thường lựa chọn cho mình một chiếc xe để làm phương tiện đi lại nhưng lại có thể dễ dàng trao đổi, mua bán khi cần thiết.
Làm thế nào để bán được xe cũ với giá tốt nhất có thể? 4 điều lưu ý sau đây sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này.
Chính vì lẽ đó, sau một thời gian sử dụng xe ôtô, nhiều lái xe đã phải đặt câu hỏi: "Làm thế nào để có thể bán xe "được giá" nhất?" Và để trả lời được câu hỏi này, những lái xe có ý định bán chiếc xe của mình đi cần phải chú ý 4 điểm sau:
1. Trung thực về chất lượng xe:
Giá thành của một chiếc xe cũ được cấu thành từ nhiếu yếu tố như thương hiệu của chiếc xe, đời xe, số năm sử dụng.... thế nhưng, điều quyết định đến giá của một chiếc xe cũ chính là chất lượng còn lại của chiếc xe sau từng đó năm sử dụng.
Theo một thợ chuyên buôn xe cũ trên phố Nguyễn Chí Thanh, nhiều lái xe khi đăng bán chiếc xe của mình thường giấu những lỗi của xe khó nhận biết bằng mắt thường.. Và người bán xe thường có xu hướng nói tốt về chiếc xe mà mình muốn bán. Tuy nhiên, khi gặp những người có chuyên môn hoặc khách yêu cầu test xe bằng máy, thì những lỗi nhỏ của chiếc xe sẽ khó lòng che giấu được. Và vô hình chung, người chủ xe đã bị mất uy tín khi rao bán chiếc xe không đúng với chất lượng thực của nó, và bị người mua ép giá ngược.
Dù do nhiều yếu tố quyết định nhưng giá xe vẫn phụ thuộc nhiều vào "chất" của xe sau khi đã qua sử dụng.
2. Bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên, đúng lịch để đảm bảo chất lượng xe:
Một chiếc xe được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp người chủ xe thoái mái và yên tâm khi sử dụng. Bên cạnh đó, việc này còn giúp đảm bảo được chất lượng xe luôn "đều" và ít bị "xuống máy", đồng thời xe nguyên bản chưa từng bị sửa chữa thay thế sẽ được giá cao hơn.
Theo lời giới thợ buôn xe Hà Nội, những chiếc xe có "chất xe ngon" và "đều" sẽ bán được giá và dễ bán hơn. Chính vì thế, để có thể bán được chiếc xe cũ với giá tốt, những người chủ xe nên chú ý quan tâm bảo dưỡng xe đúng lịch để giữ được "chất xe" của mình. Không nên để đến trước khi rao bán mới đi bảo dưỡng, sửa chữa hàng loạt nhằm nâng giá cho chiếc xe của mình.
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xe để duy trì độ ổn định và chất lượng của chiếc xe.
3. Tham khảo giá thị trường:
Trước khi rao bán một chiếc xe, người chủ xe cần phải tìm hiểu xem hiện nay những chiếc xe có cùng cấu hình và cùng đời xe với chiếc xe của mình đang rao bán tại các showroom xe cũ với mức giá bao nhiêu. Sau đó, căn cứ vào chất lượng của xe và những đồ chơi lắp thêm mà quyết định giá bán cho chiếc xe của mình. Thông thường, giá bán xe cũ của các chủ xe thường thấp hơn giá thị trường một chút.
Một số website chuyên về rao bán xe cũng là nơi để tham khảo giá thị trường.
4. Luôn hợp tác thiện chí cùng khách mua xe:
Trong trường hợp đã có khách đến xem xe và quyết định mua xe, những người chủ xe nên thể hiện thái độ thiện chí hợp tác cùng người mua xe để đưa xe đến những gara tin cậy với cả 2 bên để kiểm tra cẩn thận chiếc xe. Trong trường hợp chiếc xe hoạt động bình thường, 2 bên có thể tiến hành giao dịch. Còn nếu trong trường hợp phát sinh những lỗi mà người bán cũng như người mua chưa xác định được thì nên làm việc với nhau để có thể thay đổi về giá sao cho phù hợp với yêu cầu của cả 2 bên.
Làm thế nào để bán được xe cũ với giá tốt nhất có thể? 4 điều lưu ý sau đây sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này.
Chính vì lẽ đó, sau một thời gian sử dụng xe ôtô, nhiều lái xe đã phải đặt câu hỏi: "Làm thế nào để có thể bán xe "được giá" nhất?" Và để trả lời được câu hỏi này, những lái xe có ý định bán chiếc xe của mình đi cần phải chú ý 4 điểm sau:
1. Trung thực về chất lượng xe:
Giá thành của một chiếc xe cũ được cấu thành từ nhiếu yếu tố như thương hiệu của chiếc xe, đời xe, số năm sử dụng.... thế nhưng, điều quyết định đến giá của một chiếc xe cũ chính là chất lượng còn lại của chiếc xe sau từng đó năm sử dụng.
Theo một thợ chuyên buôn xe cũ trên phố Nguyễn Chí Thanh, nhiều lái xe khi đăng bán chiếc xe của mình thường giấu những lỗi của xe khó nhận biết bằng mắt thường.. Và người bán xe thường có xu hướng nói tốt về chiếc xe mà mình muốn bán. Tuy nhiên, khi gặp những người có chuyên môn hoặc khách yêu cầu test xe bằng máy, thì những lỗi nhỏ của chiếc xe sẽ khó lòng che giấu được. Và vô hình chung, người chủ xe đã bị mất uy tín khi rao bán chiếc xe không đúng với chất lượng thực của nó, và bị người mua ép giá ngược.
Dù do nhiều yếu tố quyết định nhưng giá xe vẫn phụ thuộc nhiều vào "chất" của xe sau khi đã qua sử dụng.
2. Bảo dưỡng, bảo trì thường xuyên, đúng lịch để đảm bảo chất lượng xe:
Một chiếc xe được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp người chủ xe thoái mái và yên tâm khi sử dụng. Bên cạnh đó, việc này còn giúp đảm bảo được chất lượng xe luôn "đều" và ít bị "xuống máy", đồng thời xe nguyên bản chưa từng bị sửa chữa thay thế sẽ được giá cao hơn.
Theo lời giới thợ buôn xe Hà Nội, những chiếc xe có "chất xe ngon" và "đều" sẽ bán được giá và dễ bán hơn. Chính vì thế, để có thể bán được chiếc xe cũ với giá tốt, những người chủ xe nên chú ý quan tâm bảo dưỡng xe đúng lịch để giữ được "chất xe" của mình. Không nên để đến trước khi rao bán mới đi bảo dưỡng, sửa chữa hàng loạt nhằm nâng giá cho chiếc xe của mình.
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng xe để duy trì độ ổn định và chất lượng của chiếc xe.
3. Tham khảo giá thị trường:
Trước khi rao bán một chiếc xe, người chủ xe cần phải tìm hiểu xem hiện nay những chiếc xe có cùng cấu hình và cùng đời xe với chiếc xe của mình đang rao bán tại các showroom xe cũ với mức giá bao nhiêu. Sau đó, căn cứ vào chất lượng của xe và những đồ chơi lắp thêm mà quyết định giá bán cho chiếc xe của mình. Thông thường, giá bán xe cũ của các chủ xe thường thấp hơn giá thị trường một chút.
Một số website chuyên về rao bán xe cũng là nơi để tham khảo giá thị trường.
4. Luôn hợp tác thiện chí cùng khách mua xe:
Trong trường hợp đã có khách đến xem xe và quyết định mua xe, những người chủ xe nên thể hiện thái độ thiện chí hợp tác cùng người mua xe để đưa xe đến những gara tin cậy với cả 2 bên để kiểm tra cẩn thận chiếc xe. Trong trường hợp chiếc xe hoạt động bình thường, 2 bên có thể tiến hành giao dịch. Còn nếu trong trường hợp phát sinh những lỗi mà người bán cũng như người mua chưa xác định được thì nên làm việc với nhau để có thể thay đổi về giá sao cho phù hợp với yêu cầu của cả 2 bên.
9 điều nên làm khi chạy thử xe trước khi muốn mua
Điều này nghe có vẻ lạ lùng nhưng thử xe vào ngày mưa sẽ cho bạn biết thêm nhiều điều về một chiếc xe hơn là thử xe trong trời nắng nóng. Lúc này bạn sẽ biết được kính chắn gió có gạt nước nhanh theo ý muốn của bạn hay không? Khi xe dừng đèn đỏ, hệ thống chống trượt có hoạt động tốt? Những điều này rất quan trọng khi bạn dùng xe trong điều kiện thời tiết xấu.
Việc lựa chọn một chiếc xe luôn cần được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng. Bạn không chỉ nên tìm hiểu trước về thông số của xe mà khi đi thử xe cũng nên chú ý đến nhiều yếu tố.
Thử xe trong điều kiện thời tiết xấu
Lái xe không có nhân viên bán hàng đi kèm
Nếu bạn có thể, hãy tự thử xe mà không cần nhân viên bán hàng đi cùng bởi họ thường sẽ đánh lạc hướng bạn. Lúc này bạn sẽ tự khám phá về chiếc xe thay vì nghe theo các lời quảng cáo của người khác. Bạn sẽ dễ dàng nắm được ưu, nhược điểm của xe.
Biết những gì bạn muốn
Khi chọn xe, bạn nên đưa ra những tiêu chuẩn mà bạn hướng tới. Khi nắm rõ bạn cần một chiếc xe như thế nào, động cơ, tiện nghi ra sao sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm chiếc xe phù hợp. Nếu bạn đã từng sở hữu một chiếc xe khác và muốn đổi xe, hãy tự hỏi điều gì khiến bạn khó chịu về chiếc xe cũ? Làm sao để giải quyết những vấn đề đó? Nếu chiếc xe cũ của bạn không có điều hòa, bạn có thể sẽ cần một chiếc xe khác có bộ phận này.
Chú ý tới bộ điều khiển
Hãy chú ý đến các hệ thống như bộ phận âm thanh, định vị, điều chỉnh nhiệt độ. Màn hình cảm ứng kém hoặc được bố trí rối rắm đôi khi có thể khiến bạn bực mình hơn bạn nghĩ.
Khởi động động cơ
Bạn hãy thử chạy xe đường cao tốc để có thể thử xe ở tốc độ cao. Nếu xe có động cơ tăng áp, liệu có sự chậm trễ nhiều giữa thời điểm bạn gia tốc và khi turbo tăng áp làm việc hay không? Liệu âm thanh của động cơ phát ra có êm hay ồn ào khó chịu?
Chú ý đến khung chính của xe
Khi bạn đi qua đường xe lửa, hãy chú ý xem chiếc xe có phát ra âm thanh giống như bạn đang lái xe bên trong một chiếc trống? Nếu xe càng ít lắc sẽ càng tốt hơn cho cả quãng đời xe sau này. Nếu một chiếc xe mới đã gây ra cảm giác lắc mạnh trong những va chạm đầu tiên, nó sẽ tồi tệ hơn gấp 10 sau khi đi được 50.000 dặm đầu tiên.
Xem xét bộ phận sang số
Các loại xe ôtô khác nhau thường có vị trí số khác nhau được ghi trên núm cần số. Hãy nghĩ xem bạn có thực sự ưng bộ phận sang số trên chiếc xe bạn thử.
Kiểm tra camera
Nếu chiếc xe có camera, hãy kiểm tra kỹ bộ phận này về độ phân giải, cách khởi động, cách điều chỉnh.
Việc lựa chọn một chiếc xe luôn cần được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng. Bạn không chỉ nên tìm hiểu trước về thông số của xe mà khi đi thử xe cũng nên chú ý đến nhiều yếu tố.
Thử xe trong điều kiện thời tiết xấu
Lái xe không có nhân viên bán hàng đi kèm
Nếu bạn có thể, hãy tự thử xe mà không cần nhân viên bán hàng đi cùng bởi họ thường sẽ đánh lạc hướng bạn. Lúc này bạn sẽ tự khám phá về chiếc xe thay vì nghe theo các lời quảng cáo của người khác. Bạn sẽ dễ dàng nắm được ưu, nhược điểm của xe.
Biết những gì bạn muốn
Khi chọn xe, bạn nên đưa ra những tiêu chuẩn mà bạn hướng tới. Khi nắm rõ bạn cần một chiếc xe như thế nào, động cơ, tiện nghi ra sao sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm chiếc xe phù hợp. Nếu bạn đã từng sở hữu một chiếc xe khác và muốn đổi xe, hãy tự hỏi điều gì khiến bạn khó chịu về chiếc xe cũ? Làm sao để giải quyết những vấn đề đó? Nếu chiếc xe cũ của bạn không có điều hòa, bạn có thể sẽ cần một chiếc xe khác có bộ phận này.
Chú ý tới bộ điều khiển
Hãy chú ý đến các hệ thống như bộ phận âm thanh, định vị, điều chỉnh nhiệt độ. Màn hình cảm ứng kém hoặc được bố trí rối rắm đôi khi có thể khiến bạn bực mình hơn bạn nghĩ.
Khởi động động cơ
Bạn hãy thử chạy xe đường cao tốc để có thể thử xe ở tốc độ cao. Nếu xe có động cơ tăng áp, liệu có sự chậm trễ nhiều giữa thời điểm bạn gia tốc và khi turbo tăng áp làm việc hay không? Liệu âm thanh của động cơ phát ra có êm hay ồn ào khó chịu?
Chú ý đến khung chính của xe
Khi bạn đi qua đường xe lửa, hãy chú ý xem chiếc xe có phát ra âm thanh giống như bạn đang lái xe bên trong một chiếc trống? Nếu xe càng ít lắc sẽ càng tốt hơn cho cả quãng đời xe sau này. Nếu một chiếc xe mới đã gây ra cảm giác lắc mạnh trong những va chạm đầu tiên, nó sẽ tồi tệ hơn gấp 10 sau khi đi được 50.000 dặm đầu tiên.
Xem xét bộ phận sang số
Các loại xe ôtô khác nhau thường có vị trí số khác nhau được ghi trên núm cần số. Hãy nghĩ xem bạn có thực sự ưng bộ phận sang số trên chiếc xe bạn thử.
Kiểm tra camera
Nếu chiếc xe có camera, hãy kiểm tra kỹ bộ phận này về độ phân giải, cách khởi động, cách điều chỉnh.
Thợ xe tiết lộ 3 điểm cần kiểm tra khi đi chọn mua xe cũ
Hệ thống khung gầm là một yếu tố quan trọng quyết định đến độ an toàn cũng như độ ổn định của chiếc xe khi vận hành trên đường. Sẽ thật không yên tâm nếu bạn mua phải một chiếc xe cũ đã bị tai nạn và được phục chế lại bởi bàn tay phù thuỷ của những người thợ cơ khí.
Một chiếc xe cũ được rao bán với hình thức đẹp lung linh. Nhưng liệu có chắc chắn rằng chiếc xe ôtô đó chưa hề bị va chạm như lời chủ xe nói? Làm thế nào để kiểm tra được điều này?
Khi tìm mua một chiếc xe ôtô cũ, các bạn đừng vội quan tâm đến những chi tiết như độ sáng bóng của ngoại thất hay độ đẹp của nội thất. Điều đầu tiên mà những người mua xe nên quan tâm chính là kiểm tra độ chắc chắn và nguyên vẹn của hệ thống khung gầm.
Với những lưu ý sau đây của một chuyên gia mua bán xe cũ 10 năm kinh nghiệm thì các bạn có thể dễ dàng kiểm tra xem chiếc xe mà mình định mua đã từng bị va chạm gì ảnh hưởng tới hệ thống khung gầm của xe hay chưa.
1. Kiểm tra các đường cong mềm trên thân xe:
Trên phần thân vỏ của mỗi chiếc xe luôn có những đường cong mềm mại chạy suốt bên trong như ở phần gờ cửa, gờ ca-pô, gờ cốp sau. Đây là những vùng nếu bị va chạm mạnh sẽ bị biến dạng và dù thợ cơ khi có giỏi đến mấy cũng rất khó để khôi phục lại nguyên trạng với những đường cong mềm mại tại các điểm này.
Đường cong mềm tại các gờ cửa luôn khó khăn khi muốn phục hồi lại sau tai nạn.
Trước khi mua xe cũ, các bạn nên quan sát kỹ các đường cong này xem có khác biệt hoặc điểm gì đó bất thường không. Những chiếc xe được gò, tân trang lại thường sẽ không khớp được hết các cạnh khi đóng mở cửa xe. Nếu có điều kiện và thời gian, các bạn có thể so sánh những đường cong tại các điểm gờ cạnh trong xe với những hình ảnh của một chiếc xe nguyên bản.
2. Kiểm tra các điểm đánh dấu của hãng:
Với mỗi chiếc xe trước khi xuất xưởng, luôn được nhà sản xuất đánh dấu các điểm trên thân xe bằng những chấm tròn. Nếu một chiếc xe đã từng bị va chạm dẫn đến móp méo vào khung xe thì những điểm tròn đánh dấy trên thân xe sẽ bị biến dạng. Và thợ cơ khí cũng sẽ rất khó khăn để có thể làm lại những điểm đánh dấu này trên thân xe. Do đó, các bạn có thể kiểm tra những điểm đánh dấu trên suốt khắp thân xe có còn nguyên vẹn không hay có dấu hiệu khác thường không để có thể xác định được rằng chiếc xe cũ mà mình sắp mua đã từng bị va chạm gì nặng nề đến phần khung chưa.
Điểm tròn đánh dấu trên thân xe cùng những đường cong mềm luôn là điểm nhận biết xem phần khung vỏ xe có còn nguyên bản hay không.
3. Kiểm tra keo dán viền
Nhà sản xuất cũng luông sử dụng một lớp keo trám bên trong lòng thân xe để đảm bảo độ kín của các điểm hàn và cũng là một cách để đánh dấu "độ zin" của chiếc xe. Những chiếc xe đã từng bị va chạm dẫn đến móp méo phần khung sẽ bị vỡ hoặc rách lớp keo này. Chính vì thế, đây cũng là một điểm để nhận biết một chiếc xe có còn nguyên vẹn hay không. Tuy nhiên, lớp keo này hiện nay đã có thể thay thế nên đây cũng chỉ là một điểm so sánh để tham khảo cho các bạn trước khi mua một chiếc xe cũ.
Keo dán viền cũng là một dấu hiệu nhận biết đối với một chiếc xe có còn "zin" hay không.
Như vậy, các bạn có thể căn cứ vào ba đặc điểm trên để xác định được chiếc xe cũ mà mình sắp mua có phải là một chiếc xe "mông má" lại hay không. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể quan sát thêm những chi tiết khác như ốc tại các vị trí thân xe phải còn nguyên, chưa có dấu hiệu xước hay toét do mở rồi hay cả những đường keo quanh bản lề của cửa xe cũng như ở nắp ca-pô.....
Chúc các bạn mua được một chiếc xe vừa ý!
Một chiếc xe cũ được rao bán với hình thức đẹp lung linh. Nhưng liệu có chắc chắn rằng chiếc xe ôtô đó chưa hề bị va chạm như lời chủ xe nói? Làm thế nào để kiểm tra được điều này?
Khi tìm mua một chiếc xe ôtô cũ, các bạn đừng vội quan tâm đến những chi tiết như độ sáng bóng của ngoại thất hay độ đẹp của nội thất. Điều đầu tiên mà những người mua xe nên quan tâm chính là kiểm tra độ chắc chắn và nguyên vẹn của hệ thống khung gầm.
Với những lưu ý sau đây của một chuyên gia mua bán xe cũ 10 năm kinh nghiệm thì các bạn có thể dễ dàng kiểm tra xem chiếc xe mà mình định mua đã từng bị va chạm gì ảnh hưởng tới hệ thống khung gầm của xe hay chưa.
1. Kiểm tra các đường cong mềm trên thân xe:
Trên phần thân vỏ của mỗi chiếc xe luôn có những đường cong mềm mại chạy suốt bên trong như ở phần gờ cửa, gờ ca-pô, gờ cốp sau. Đây là những vùng nếu bị va chạm mạnh sẽ bị biến dạng và dù thợ cơ khi có giỏi đến mấy cũng rất khó để khôi phục lại nguyên trạng với những đường cong mềm mại tại các điểm này.
Đường cong mềm tại các gờ cửa luôn khó khăn khi muốn phục hồi lại sau tai nạn.
Trước khi mua xe cũ, các bạn nên quan sát kỹ các đường cong này xem có khác biệt hoặc điểm gì đó bất thường không. Những chiếc xe được gò, tân trang lại thường sẽ không khớp được hết các cạnh khi đóng mở cửa xe. Nếu có điều kiện và thời gian, các bạn có thể so sánh những đường cong tại các điểm gờ cạnh trong xe với những hình ảnh của một chiếc xe nguyên bản.
2. Kiểm tra các điểm đánh dấu của hãng:
Với mỗi chiếc xe trước khi xuất xưởng, luôn được nhà sản xuất đánh dấu các điểm trên thân xe bằng những chấm tròn. Nếu một chiếc xe đã từng bị va chạm dẫn đến móp méo vào khung xe thì những điểm tròn đánh dấy trên thân xe sẽ bị biến dạng. Và thợ cơ khí cũng sẽ rất khó khăn để có thể làm lại những điểm đánh dấu này trên thân xe. Do đó, các bạn có thể kiểm tra những điểm đánh dấu trên suốt khắp thân xe có còn nguyên vẹn không hay có dấu hiệu khác thường không để có thể xác định được rằng chiếc xe cũ mà mình sắp mua đã từng bị va chạm gì nặng nề đến phần khung chưa.
Điểm tròn đánh dấu trên thân xe cùng những đường cong mềm luôn là điểm nhận biết xem phần khung vỏ xe có còn nguyên bản hay không.
3. Kiểm tra keo dán viền
Nhà sản xuất cũng luông sử dụng một lớp keo trám bên trong lòng thân xe để đảm bảo độ kín của các điểm hàn và cũng là một cách để đánh dấu "độ zin" của chiếc xe. Những chiếc xe đã từng bị va chạm dẫn đến móp méo phần khung sẽ bị vỡ hoặc rách lớp keo này. Chính vì thế, đây cũng là một điểm để nhận biết một chiếc xe có còn nguyên vẹn hay không. Tuy nhiên, lớp keo này hiện nay đã có thể thay thế nên đây cũng chỉ là một điểm so sánh để tham khảo cho các bạn trước khi mua một chiếc xe cũ.
Keo dán viền cũng là một dấu hiệu nhận biết đối với một chiếc xe có còn "zin" hay không.
Như vậy, các bạn có thể căn cứ vào ba đặc điểm trên để xác định được chiếc xe cũ mà mình sắp mua có phải là một chiếc xe "mông má" lại hay không. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể quan sát thêm những chi tiết khác như ốc tại các vị trí thân xe phải còn nguyên, chưa có dấu hiệu xước hay toét do mở rồi hay cả những đường keo quanh bản lề của cửa xe cũng như ở nắp ca-pô.....
Chúc các bạn mua được một chiếc xe vừa ý!
Phần lớn mô tô đều bị ăn trộm ngay tại nhà ở Úc
Tại Úc, kẻ gian thường lợi dụng lúc sáng sớm để đột nhập vào nhà người dân và ăn trộm chìa khóa mô tô. Sau đó, kẻ gian sẽ ung dung ra về với chiếc mô tô của người dân Úc trong tay. Theo Hội đồng giảm thiểu ăn trộm ô tô xe máy quốc gia của Úc (NMVTRC), tỷ lệ mất trộm mô tô ngay tại nhà riêng của người dân đang có xu hướng gia tăng. Tất nhiên, dữ liệu này chỉ được tính tại hai khu vực New South Wale và Tây Úc.
Kẻ gian thường đột nhập vào nhà người dân để ăn trộm mô tô vào lúc sáng sớm, từ 2-4 giờ sáng.
Dữ liệu của NMVTRC cho thấy, tại Tây Úc, có đến 70% mô tô bị ăn trộm ngay tại nhà. Tỷ lệ tương ứng của New South Wale là 63%.
Các nạn nhân đều không biết chính xác thời điểm mà chiếc mô tô của mình bị ăn trộm. Tuy nhiên, NMVTRC vẫn đưa ra được khung thời gian dựa trên ngày và số lần. Theo đó, ở Tây Úc, kẻ gian thường ăn trộm mô tô tại nhà người dân từ thứ hai đến thứ năm trong tuần. Thời gian tương ứng tại New South Wale là thứ bảy đến thứ ba.
Thời gian có số lượng mô tô bị ăn trộm nhiều nhất tại Tây Úc là từ 4 giờ sáng thứ năm và 2 giờ sáng thứ bảy. Trong khi đó, thời gian tại New South Wale là 2 giờ sáng thứ ba.
Số liệu trên đã cảnh báo người dân về tầm quan trọng của việc cất xe trong nhà vào buổi tối và giữ xe cẩn thận. Đồng thời, người dân không nên cắm chìa khóa ở ổ hoặc để tại vị trí dễ thấy trong nhà.
Cũng theo NMVTRC, cứ 4 vụ trộm mô tô thì có đến 1 vụ người dân bị mất luôn cả chìa khóa xe. Xu hướng ăn trộm tại nhà ngày càng tăng lên khi garage thường nằm cạnh nhà riêng nên người dân có thói quen cắm luôn chìa khóa vào ổ. Bản thân kẻ gian cũng ngày càng táo bạo, sẵn sàng đột nhập ngay cả khi đang có người ở nhà.
Để bảo vệ tài sản của mình, bạn có thể áp dụng một số giải pháp chống trộm mô tô dưới đây:
- Mua khóa xích để xích xe vào một vật bất động như cột đèn.
- Sử dụng khóa đĩa có dây báo động gắn với tay lái để phòng trường hợp bạn quên mở khóa đĩa.
- Sử dụng khóa cổ nếu mô tô có sẵn.
- Kể cả để xe ở những nơi an toàn như gara nhà riêng, bạn cũng nên cân nhắc các phương án bảo vệ bổ sung như khóa cổ, khóa đĩa hoặc dây xích.
- Tháo bugi hoặc lắp bộ immobilizer ngăn khởi động máy.
- Không đỗ xe tại nhà ga xe lửa hay trung tâm mua sắm vốn tập trung rất nhiều kẻ gian.
- Đỗ xe ở bãi đỗ có khóa. Nếu bạn phải đỗ xe ở bãi đỗ mở, hãy để ở nơi có thể quan sát được hoặc trong tầm ghi hình của camera an ninh.
- Nếu để xe máy ở ngoài tầm nhìn, bạn có thể dựng sau sau ô tô. Nếu để trong gara, hãy chặn đường ra của chiếc mô tô bằng ô tô và đảm bảo khóa gara.
- Khi đi xe về nhà, quan sát xem có ai đi theo không.
- Cảnh giác với những chiếc xe van hoặc xe tải đáng nghi lái lòng vòng đêm muộn. Chúng có thể được sử dụng để vận chuyển mô tô ăn cắp.
- Một chiếc mô tô được phủ bạt có thể làm chậm thời gian ăn trộm của kẻ gian và tránh mất trộm phụ kiện. Không nên sử dụng loại bạt sặc sỡ hoặc có tên nhãn hiệu xe trên đó.
- Khi đi xe theo nhóm, hãy để mô tô của bạn cùng chỗ với xe của người khác.
- Những chiếc mô tô được đánh dấu theo cách riêng dễ làm nản lòng những tên trộm vì rất dễ bị phát hiện.
- Ở khách sạn hoặc những khu vực đỗ xe công cộng, bạn nên dựng xe ở những chỗ có camera an ninh.
- Nếu dựng xe ngoài nhà, bạn nên tính đến chuyện lắp đèn cảm biến chuyển động gần chiếc mô tô của mình.
- Lắp báo động cho xe hoặc công tắc ngắt động cơ giấu kín.
- Mua hệ thống GPS có chức năng lần theo dấu vết và hiển thị tốc độ, vị trí cũng như hướng chạy của xe.
Kẻ gian thường đột nhập vào nhà người dân để ăn trộm mô tô vào lúc sáng sớm, từ 2-4 giờ sáng.
Dữ liệu của NMVTRC cho thấy, tại Tây Úc, có đến 70% mô tô bị ăn trộm ngay tại nhà. Tỷ lệ tương ứng của New South Wale là 63%.
Các nạn nhân đều không biết chính xác thời điểm mà chiếc mô tô của mình bị ăn trộm. Tuy nhiên, NMVTRC vẫn đưa ra được khung thời gian dựa trên ngày và số lần. Theo đó, ở Tây Úc, kẻ gian thường ăn trộm mô tô tại nhà người dân từ thứ hai đến thứ năm trong tuần. Thời gian tương ứng tại New South Wale là thứ bảy đến thứ ba.
Thời gian có số lượng mô tô bị ăn trộm nhiều nhất tại Tây Úc là từ 4 giờ sáng thứ năm và 2 giờ sáng thứ bảy. Trong khi đó, thời gian tại New South Wale là 2 giờ sáng thứ ba.
Số liệu trên đã cảnh báo người dân về tầm quan trọng của việc cất xe trong nhà vào buổi tối và giữ xe cẩn thận. Đồng thời, người dân không nên cắm chìa khóa ở ổ hoặc để tại vị trí dễ thấy trong nhà.
Cũng theo NMVTRC, cứ 4 vụ trộm mô tô thì có đến 1 vụ người dân bị mất luôn cả chìa khóa xe. Xu hướng ăn trộm tại nhà ngày càng tăng lên khi garage thường nằm cạnh nhà riêng nên người dân có thói quen cắm luôn chìa khóa vào ổ. Bản thân kẻ gian cũng ngày càng táo bạo, sẵn sàng đột nhập ngay cả khi đang có người ở nhà.
Để bảo vệ tài sản của mình, bạn có thể áp dụng một số giải pháp chống trộm mô tô dưới đây:
- Mua khóa xích để xích xe vào một vật bất động như cột đèn.
- Sử dụng khóa đĩa có dây báo động gắn với tay lái để phòng trường hợp bạn quên mở khóa đĩa.
- Sử dụng khóa cổ nếu mô tô có sẵn.
- Kể cả để xe ở những nơi an toàn như gara nhà riêng, bạn cũng nên cân nhắc các phương án bảo vệ bổ sung như khóa cổ, khóa đĩa hoặc dây xích.
- Tháo bugi hoặc lắp bộ immobilizer ngăn khởi động máy.
- Không đỗ xe tại nhà ga xe lửa hay trung tâm mua sắm vốn tập trung rất nhiều kẻ gian.
- Đỗ xe ở bãi đỗ có khóa. Nếu bạn phải đỗ xe ở bãi đỗ mở, hãy để ở nơi có thể quan sát được hoặc trong tầm ghi hình của camera an ninh.
- Nếu để xe máy ở ngoài tầm nhìn, bạn có thể dựng sau sau ô tô. Nếu để trong gara, hãy chặn đường ra của chiếc mô tô bằng ô tô và đảm bảo khóa gara.
- Khi đi xe về nhà, quan sát xem có ai đi theo không.
- Cảnh giác với những chiếc xe van hoặc xe tải đáng nghi lái lòng vòng đêm muộn. Chúng có thể được sử dụng để vận chuyển mô tô ăn cắp.
- Một chiếc mô tô được phủ bạt có thể làm chậm thời gian ăn trộm của kẻ gian và tránh mất trộm phụ kiện. Không nên sử dụng loại bạt sặc sỡ hoặc có tên nhãn hiệu xe trên đó.
- Khi đi xe theo nhóm, hãy để mô tô của bạn cùng chỗ với xe của người khác.
- Những chiếc mô tô được đánh dấu theo cách riêng dễ làm nản lòng những tên trộm vì rất dễ bị phát hiện.
- Ở khách sạn hoặc những khu vực đỗ xe công cộng, bạn nên dựng xe ở những chỗ có camera an ninh.
- Nếu dựng xe ngoài nhà, bạn nên tính đến chuyện lắp đèn cảm biến chuyển động gần chiếc mô tô của mình.
- Lắp báo động cho xe hoặc công tắc ngắt động cơ giấu kín.
- Mua hệ thống GPS có chức năng lần theo dấu vết và hiển thị tốc độ, vị trí cũng như hướng chạy của xe.
10 mẹo nhỏ khi bị cảnh sát bắt dừng xe
Úc, New Zealand, Anh và Mỹ sẽ giúp bạn xử lý khéo léo hơn trong những trường hợp gặp cảnh sát.
Dưới đây là 10 chú ý nhỏ dành cho những thanh niên đam mê tốc độ được tổng hợp từ những chia sẻ của cảnh sát
Ổn định tâm lý:
Nhiều người cứ nhìn thấy cảnh sát, thanh tra giao thông là bất giác "tim đập nhanh" hoặc có cảm giác sợ hãi. Nhiều người lại cảm thấy tức giận do bỗng nhiên bị vẫy lại khi đang vội vã với cuộc hành trình của mình.
Những cảm giác tức tối, bất công, sợ hãi, phẫn nộ và thậm chí còn nhiều hơn thế đang rần rần chạy trong người bạn. Chính vì vậy, bạn phải cố gắng kiềm chế được những cảm xúc đó vì ngay vài phút nữa thôi bạn cần sự tỉnh táo và nhanh trí để nói chuyện với cảnh sát. Vậy nên hãy hít thở thật sâu, giữ thái độ lạc quan và tự nhủ rằng mọi chuyện không quá tệ như mình tưởng.
Ngồi yên trên xe, tay đặt lên tay lái hoặc vị trí nào dễ thấy:
Đừng xuống xe, cũng đừng thò tay vào áo khoác để tìm ví vào lúc này, đó là lời khuyên dành cho những phượt thủ quốc tế. Vì hành động đó có thể bị xem là đe dọa cảnh sát. Hiện nay ở Úc, cảnh sát trở nên cảnh giác về sự an toàn của họ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên bạn có thể bỏ mũ ra để cảnh sát thấy rõ khuôn mặt "ngây thơ vô tội" của bạn.
Tỏ ra ôn hòa:
Cảnh sát hầu hết đều cư xử đúng mực và lịch sự bắt đầu câu chuyện bằng “Xin chào ông/ bà”, hoặc ở Việt Nam là đưa tay chào theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên thái độ ngay tiếp theo của bạn cũng có thể thay đổi cục diện từ thái độ dễ chịu sang cáu bẳn.
Chào đúng điều lệnh của CSGT
Hãy đáp lại lời chào bằng một nụ cười trìu mến và thân thiện. Đừng có chửi thề, cãi lại hay thô tục hay nhạo báng. Nếu cư xử như vậy rất có thể bạn sẽ lĩnh mức phạt hơn cả mức bạn phải chịu.
Hãy nhận lỗi thành khẩn:
Cảnh sát đã ra hiệu dừng xe bạn, bạn cũng nhận thức rõ mình đã chạy xe như thế nào, vậy thì chả mất gì mà không thừa nhận mình sai. Làm vậy còn khiến cho cảnh sát thấy dễ chịu hơn vì họ không phải mất công tranh cãi với bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn không tin rằng mình đã vi phạm thì hãy coi chừng với một lô những câu hỏi kiểu như “Anh giải thích sao về việc đi quá tốc độ/ vượt đèn đỏ/ không xin đường/ vượt qua dải phân cách?” Nếu bạn nói không có lời giải thích nào thỏa đáng thì có khác gì bạn đã thừa nhận mình sai. Do vậy, điều cốt lõi là phải trang bị cho mình hiểu biết căn bản về luật. Luôn chú ý biển báo trên đường và đi đúng luật. Cảnh sát không thể bắt bẻ bạn, nếu bạn là người đúng mực, hiểu biết và nắm rõ luật.
Hãy xin lỗi:
Hãy chủ động xin lỗi với những lỗi nhỏ và hứa không bao giờ tái phạm nữa. Tất cả chỉ là do bạn nhất thời không để ý mà thôi.
Ngay lập tức thông báo về những mối nguy hiểm:
Nếu bạn bị cướp rượt đuổi hoặc gặp phải những thành phần có ý đồ xấu với mình thì đừng ngần ngại gì mà không báo ngay cảnh sát. Khi đó, những lỗi bạn mắc phải chỉ là do bạn đang cố gắng thoát khỏi sự truy đuổi của những kẻ xấu mà thôi.
Ngoài ra, nếu gặp phải vấn đề lớn nào về tâm lý khiến bạn xao nhãng khi đi trên đường dẫn đến phạm luật như người thân gặp tai nạn, vừa bị cướp giật, vừa được thông báo có khả năng mắc bệnh nguy hiểm....bạn cũng có thể thông báo với cảnh sát. Đôi khi họ cũng tỏ ra thông cảm và lúc đó sẽ cho bạn đi kèm theo lời cảnh báo chú ý an toàn.
Ghi lại cuộc nói chuyện:
Nếu bạn thực sự nghĩ cảnh sát bắt nhầm người hoặc họ cư xử chưa đúng mực thì bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại về thái độ đó. Đôi co với cảnh sát là việc làm không cần thiết. Bạn chỉ cần lịch sự khẳng định tôi đi đúng luật, và hiện tại tôi vẫn hợp tác với cảnh sát, nhưng tôi sẽ xin khiếu nại về phán quyết này.
Lúc đó, bạn sẽ vẫn ký vào biên bản nộp phạt như bình thường, nhưng hãy thêm dòng chữ thể hiện bản chất vụ việc theo góc nhìn của bạn vào đó, và sau đó làm đơn khiếu nại. Khi muốn khiếu nại, nhất thiết bạn nên nắm rõ vị trí bạn bị phạt, ngày giờ bị phạt, vấn đề bạn cho rằng mình bị xử lý sai, tên người xử lý bạn và đội cảnh sát đang xử lý vấn đề của bạn là đội nào. Nên ghi rõ những bằng chứng nào có lợi cho bạn, và tốt hơn nữa nếu bạn có nhân chứng.
Hiện tại, có nhiều tranh cãi về việc sử dụng máy quay, máy ghi âm khi đang làm việc với cảnh sát. Khi thực hiện điều này, bạn phải hết sức cẩn thận. Bạn được quyền quay lại diễn biến vụ việc nhưng nên lịch sự thông báo với cảnh sát rằng bạn đang thu âm, hoặc quay lại cuộc nói chuyện giữa 2 người một cách nhã nhặn.
Dưới đây là 10 chú ý nhỏ dành cho những thanh niên đam mê tốc độ được tổng hợp từ những chia sẻ của cảnh sát
Ổn định tâm lý:
Nhiều người cứ nhìn thấy cảnh sát, thanh tra giao thông là bất giác "tim đập nhanh" hoặc có cảm giác sợ hãi. Nhiều người lại cảm thấy tức giận do bỗng nhiên bị vẫy lại khi đang vội vã với cuộc hành trình của mình.
Những cảm giác tức tối, bất công, sợ hãi, phẫn nộ và thậm chí còn nhiều hơn thế đang rần rần chạy trong người bạn. Chính vì vậy, bạn phải cố gắng kiềm chế được những cảm xúc đó vì ngay vài phút nữa thôi bạn cần sự tỉnh táo và nhanh trí để nói chuyện với cảnh sát. Vậy nên hãy hít thở thật sâu, giữ thái độ lạc quan và tự nhủ rằng mọi chuyện không quá tệ như mình tưởng.
Ngồi yên trên xe, tay đặt lên tay lái hoặc vị trí nào dễ thấy:
Đừng xuống xe, cũng đừng thò tay vào áo khoác để tìm ví vào lúc này, đó là lời khuyên dành cho những phượt thủ quốc tế. Vì hành động đó có thể bị xem là đe dọa cảnh sát. Hiện nay ở Úc, cảnh sát trở nên cảnh giác về sự an toàn của họ hơn bao giờ hết. Tuy nhiên bạn có thể bỏ mũ ra để cảnh sát thấy rõ khuôn mặt "ngây thơ vô tội" của bạn.
Tỏ ra ôn hòa:
Cảnh sát hầu hết đều cư xử đúng mực và lịch sự bắt đầu câu chuyện bằng “Xin chào ông/ bà”, hoặc ở Việt Nam là đưa tay chào theo tiêu chuẩn. Tuy nhiên thái độ ngay tiếp theo của bạn cũng có thể thay đổi cục diện từ thái độ dễ chịu sang cáu bẳn.
Chào đúng điều lệnh của CSGT
Hãy đáp lại lời chào bằng một nụ cười trìu mến và thân thiện. Đừng có chửi thề, cãi lại hay thô tục hay nhạo báng. Nếu cư xử như vậy rất có thể bạn sẽ lĩnh mức phạt hơn cả mức bạn phải chịu.
Hãy nhận lỗi thành khẩn:
Cảnh sát đã ra hiệu dừng xe bạn, bạn cũng nhận thức rõ mình đã chạy xe như thế nào, vậy thì chả mất gì mà không thừa nhận mình sai. Làm vậy còn khiến cho cảnh sát thấy dễ chịu hơn vì họ không phải mất công tranh cãi với bạn.
Tuy nhiên, nếu bạn không tin rằng mình đã vi phạm thì hãy coi chừng với một lô những câu hỏi kiểu như “Anh giải thích sao về việc đi quá tốc độ/ vượt đèn đỏ/ không xin đường/ vượt qua dải phân cách?” Nếu bạn nói không có lời giải thích nào thỏa đáng thì có khác gì bạn đã thừa nhận mình sai. Do vậy, điều cốt lõi là phải trang bị cho mình hiểu biết căn bản về luật. Luôn chú ý biển báo trên đường và đi đúng luật. Cảnh sát không thể bắt bẻ bạn, nếu bạn là người đúng mực, hiểu biết và nắm rõ luật.
Hãy xin lỗi:
Hãy chủ động xin lỗi với những lỗi nhỏ và hứa không bao giờ tái phạm nữa. Tất cả chỉ là do bạn nhất thời không để ý mà thôi.
Ngay lập tức thông báo về những mối nguy hiểm:
Nếu bạn bị cướp rượt đuổi hoặc gặp phải những thành phần có ý đồ xấu với mình thì đừng ngần ngại gì mà không báo ngay cảnh sát. Khi đó, những lỗi bạn mắc phải chỉ là do bạn đang cố gắng thoát khỏi sự truy đuổi của những kẻ xấu mà thôi.
Ngoài ra, nếu gặp phải vấn đề lớn nào về tâm lý khiến bạn xao nhãng khi đi trên đường dẫn đến phạm luật như người thân gặp tai nạn, vừa bị cướp giật, vừa được thông báo có khả năng mắc bệnh nguy hiểm....bạn cũng có thể thông báo với cảnh sát. Đôi khi họ cũng tỏ ra thông cảm và lúc đó sẽ cho bạn đi kèm theo lời cảnh báo chú ý an toàn.
Ghi lại cuộc nói chuyện:
Nếu bạn thực sự nghĩ cảnh sát bắt nhầm người hoặc họ cư xử chưa đúng mực thì bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại về thái độ đó. Đôi co với cảnh sát là việc làm không cần thiết. Bạn chỉ cần lịch sự khẳng định tôi đi đúng luật, và hiện tại tôi vẫn hợp tác với cảnh sát, nhưng tôi sẽ xin khiếu nại về phán quyết này.
Lúc đó, bạn sẽ vẫn ký vào biên bản nộp phạt như bình thường, nhưng hãy thêm dòng chữ thể hiện bản chất vụ việc theo góc nhìn của bạn vào đó, và sau đó làm đơn khiếu nại. Khi muốn khiếu nại, nhất thiết bạn nên nắm rõ vị trí bạn bị phạt, ngày giờ bị phạt, vấn đề bạn cho rằng mình bị xử lý sai, tên người xử lý bạn và đội cảnh sát đang xử lý vấn đề của bạn là đội nào. Nên ghi rõ những bằng chứng nào có lợi cho bạn, và tốt hơn nữa nếu bạn có nhân chứng.
Hiện tại, có nhiều tranh cãi về việc sử dụng máy quay, máy ghi âm khi đang làm việc với cảnh sát. Khi thực hiện điều này, bạn phải hết sức cẩn thận. Bạn được quyền quay lại diễn biến vụ việc nhưng nên lịch sự thông báo với cảnh sát rằng bạn đang thu âm, hoặc quay lại cuộc nói chuyện giữa 2 người một cách nhã nhặn.
Ô tô sau khi đi mưa nhất thiết phải được bảo dưỡng
Nhiều chủ nhân quan niệm mưa kéo dài, sử dụng nhiều nên chờ khi nắng mới rửa xe vừa tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí. Suy nghĩ này đúng nếu mục tiêu của chủ nhân chỉ là tính thẩm mỹ. Còn với mục tiêu tăng độ bền, ổn định cho xe cần rửa sạch sau mỗi lần lội nước hoặc trên đường nhiều bùn đất.
Tiếp xúc trực tiếp với bùn đất, nước bẩn làm tăng nguy cơ han rỉ của các chi tiết dưới gầm xe.
Nước mưa làm tăng nguy cơ han rỉ các chi tiết dưới gầm xe
Các chi tiết dưới gầm sơn chống rỉ, nhưng theo thời gian công năng của chúng dần bị mất đi. Khi bùn, đất hoặc nước bẩn có axít bám vào làm xuất hiện quá trình ô-xi hóa. Bên cạnh đó, bùn đất lọt vào các khớp chuyển động của hệ thống treo, rô-tuyn hệ thống lái, trở thành các hạt mài chà xát bề mặt chi tiết. Tệ hại hơn, chúng có thể làm các khớp này kẹt cứng.
Để tiết kiệm thời gian, chi phí, với việc rửa thường xuyên không nhất thiết phải mang xe ra cửa hàng chuyên nghiệp mà đơn giản chỉ cần phun nước làm sạch bùn đất. Gầm càng sạch sẽ càng nhanh khô và vì thế sẽ hạn chế được phản ứng điện ly. Khi hết mưa mới cần vệ sinh tổng thể.
Bảo dưỡng hệ thống phanh
Cơ cấu phanh, mai-ơ của các bánh xe là những chi tiết dễ bị tổn thương nhất sau khi đi mưa. Bởi chúng ở vị trí thấp nên bùn đất và nước dễ xâm nhập.
Xe làm việc thường xuyên, vấn đề sẽ không thực sự nguy hiểm. Gió lùa liên tục cộng với hơi nóng dưới gầm làm nước nhanh chóng bay hơi vì thế khả năng bị ô-xi hóa giảm nhiều.
Bảo dưỡng hệ thống phanh sau khi đi mưa tránh bị ô-xi hóa gây ra rỉ sét
Với những xe ít sử dụng vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nước mưa ngấm vào, phản ứng ô-xi hóa xuất hiện, ăn mòn các chi tiết và gây ra rỉ sét. Hiện tượng điển hình là kẹt cứng phanh tay do để lâu ngày sau khi đi mưa. Hiện tượng khác trên phanh đĩa là phanh nhả chậm, nguyên nhân do khớp di động của yên phanh han.
Kiểm tra hệ thống dây cu-roa
Theo anh Nguyễn Hữu Thọ, Giảm đốc dịch vụ Kia Giải Phóng, dây cu-roa kéo tải ở đặt ở trị trí khá thấp, trong khi khoang động cơ không kín hoàn toàn, bùn, đất, nước bám vào gây ra hiện tượng trượt đai.
Ngoài tiếng rít khó chịu, đai trượt còn nhanh hỏng. Nếu trượt nhiều có thể không đủ sức kéo máy nén điều hòa, trợ lực lái hoặc máy phát điện dẫn tới những trục trặc khác.
Chủ xe có thể dùng mắt thường kiểm tra. Nếu phát hiện dây có nước hoặc dính bùn, đất nên dùng khăn lau sạch cả dây đai và bánh đai. Lưu ý rằng công việc này chỉ nên thực hiện khi máy đã nguội và động cơ tắt.
Nước mưa làm tăng nguy cơ han rỉ các chi tiết dưới gầm xe
Các chi tiết dưới gầm sơn chống rỉ, nhưng theo thời gian công năng của chúng dần bị mất đi. Khi bùn, đất hoặc nước bẩn có axít bám vào làm xuất hiện quá trình ô-xi hóa. Bên cạnh đó, bùn đất lọt vào các khớp chuyển động của hệ thống treo, rô-tuyn hệ thống lái, trở thành các hạt mài chà xát bề mặt chi tiết. Tệ hại hơn, chúng có thể làm các khớp này kẹt cứng.
Để tiết kiệm thời gian, chi phí, với việc rửa thường xuyên không nhất thiết phải mang xe ra cửa hàng chuyên nghiệp mà đơn giản chỉ cần phun nước làm sạch bùn đất. Gầm càng sạch sẽ càng nhanh khô và vì thế sẽ hạn chế được phản ứng điện ly. Khi hết mưa mới cần vệ sinh tổng thể.
Bảo dưỡng hệ thống phanh
Cơ cấu phanh, mai-ơ của các bánh xe là những chi tiết dễ bị tổn thương nhất sau khi đi mưa. Bởi chúng ở vị trí thấp nên bùn đất và nước dễ xâm nhập.
Xe làm việc thường xuyên, vấn đề sẽ không thực sự nguy hiểm. Gió lùa liên tục cộng với hơi nóng dưới gầm làm nước nhanh chóng bay hơi vì thế khả năng bị ô-xi hóa giảm nhiều.
Bảo dưỡng hệ thống phanh sau khi đi mưa tránh bị ô-xi hóa gây ra rỉ sét
Với những xe ít sử dụng vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nước mưa ngấm vào, phản ứng ô-xi hóa xuất hiện, ăn mòn các chi tiết và gây ra rỉ sét. Hiện tượng điển hình là kẹt cứng phanh tay do để lâu ngày sau khi đi mưa. Hiện tượng khác trên phanh đĩa là phanh nhả chậm, nguyên nhân do khớp di động của yên phanh han.
Kiểm tra hệ thống dây cu-roa
Theo anh Nguyễn Hữu Thọ, Giảm đốc dịch vụ Kia Giải Phóng, dây cu-roa kéo tải ở đặt ở trị trí khá thấp, trong khi khoang động cơ không kín hoàn toàn, bùn, đất, nước bám vào gây ra hiện tượng trượt đai.
Ngoài tiếng rít khó chịu, đai trượt còn nhanh hỏng. Nếu trượt nhiều có thể không đủ sức kéo máy nén điều hòa, trợ lực lái hoặc máy phát điện dẫn tới những trục trặc khác.
Chủ xe có thể dùng mắt thường kiểm tra. Nếu phát hiện dây có nước hoặc dính bùn, đất nên dùng khăn lau sạch cả dây đai và bánh đai. Lưu ý rằng công việc này chỉ nên thực hiện khi máy đã nguội và động cơ tắt.
Đèn hồng ngoại siêu thông minh của hãng Ford, rẻ hơn và hiệu quả không kém đèn laser của Audi
Với phiên bản đầu tiên này Ford đã cố gắng khắc phục những nhược điểm đó bằng hệ thống camera hồng ngoại có thể nhận dạng người, động vật đang di chuyển gần vị trí xe của bạn. Một màn hình hiển thị gắn trong xe sẽ trợ giúp cho người lái. Khi phát hiện ra người hoặc vật tiếp cận trong tầm quét, camera hồng ngoại sẽ nhận diện và đánh dấu vàng “khóa” vật thể lên màn hình hiển thị, đồng thời đèn spotline sẽ chiếu sáng vị trí vật thể đó. Hệ thống máy tính của xe còn có thể tính toán khả năng va chạm của bạn và đưa ra cảnh báo bằng cách chuyển màu của ô vuông trên màn hình sang màu đỏ nếu khả năng va chạm lớn.
Chiếc đèn này sẽ tự phát hiện và cảnh báo bất cứ thứ gì ở gần trên đường.
Công nghệ đèn pha thông minh đang được nghiên cứu phát triển và thể hiện một tiềm năng vô hạn trong việc nâng cao chất lượng và độ an toàn cho người điều khiển phương tiện. Các quốc gia như Hoa Kỳ và Châu Âu đang xúc tiến những công nghệ như đèn LED ma trận hay đèn laser. Tuy nhiên chúng còn khá đắt đỏ và chỉ được coi như những đồ chơi cao cấp cho dân chơi xe hơn là một sản phẩm đại trà.
Nhưng thời gian gần đây Ford đã giới thiệu công nghệ đèn pha thông minh của mình và tỏ ra thật sự có triển vọng cho việc sản xuất đại trà. So với những thiết bị đang được nghiên cứu của Audi, BMW, Mercedes… Ford tỏ ra hiệu quả và có giá thành tốt hơn rất nhiều.
Đối với đen pha thông thường, thường thì người lái chỉ có thể nhìn được những vật thể trên phương song song với chiều di chuyển. Điều đó có nghĩa là những vật thể đột ngột chạy ngang qua đường có thể khiến người lái không thể phản xạ kịp thời hoặc khi lái xe vào những đoạn đường cong cua đèn xe không thể chiếu trên hướng muốn di chuyển được.
Ngoài ra xe cũng được cung cấp hệ thống cảm biến và kết nối trực tiếp với GPS để có thể biết được xe của bạn đang vào cua hay đi qua những đoạn đường cong để có thể kích hoạt đèn xe về hướng đó nhằm tăng tính an toàn cho người lái .
Hiện tại các hãng xe đang cạnh tranh hết sức khốc liệt để có thể đưa ra một sản phẩm tốt và hoàn thiện nhất cho người tiêu dùng. Nếu thực sự công nghệ này được đầu tư một các đúng mực thì trong tương lai những vụ tai nạn xe không đáng có do hạn chế của bóng tối sẽ bớt đi, khiến người lái yên tâm hơn trên chuyến hành trình của mình.
Chiếc đèn này sẽ tự phát hiện và cảnh báo bất cứ thứ gì ở gần trên đường.
Công nghệ đèn pha thông minh đang được nghiên cứu phát triển và thể hiện một tiềm năng vô hạn trong việc nâng cao chất lượng và độ an toàn cho người điều khiển phương tiện. Các quốc gia như Hoa Kỳ và Châu Âu đang xúc tiến những công nghệ như đèn LED ma trận hay đèn laser. Tuy nhiên chúng còn khá đắt đỏ và chỉ được coi như những đồ chơi cao cấp cho dân chơi xe hơn là một sản phẩm đại trà.
Nhưng thời gian gần đây Ford đã giới thiệu công nghệ đèn pha thông minh của mình và tỏ ra thật sự có triển vọng cho việc sản xuất đại trà. So với những thiết bị đang được nghiên cứu của Audi, BMW, Mercedes… Ford tỏ ra hiệu quả và có giá thành tốt hơn rất nhiều.
Đối với đen pha thông thường, thường thì người lái chỉ có thể nhìn được những vật thể trên phương song song với chiều di chuyển. Điều đó có nghĩa là những vật thể đột ngột chạy ngang qua đường có thể khiến người lái không thể phản xạ kịp thời hoặc khi lái xe vào những đoạn đường cong cua đèn xe không thể chiếu trên hướng muốn di chuyển được.
Ngoài ra xe cũng được cung cấp hệ thống cảm biến và kết nối trực tiếp với GPS để có thể biết được xe của bạn đang vào cua hay đi qua những đoạn đường cong để có thể kích hoạt đèn xe về hướng đó nhằm tăng tính an toàn cho người lái .
Hiện tại các hãng xe đang cạnh tranh hết sức khốc liệt để có thể đưa ra một sản phẩm tốt và hoàn thiện nhất cho người tiêu dùng. Nếu thực sự công nghệ này được đầu tư một các đúng mực thì trong tương lai những vụ tai nạn xe không đáng có do hạn chế của bóng tối sẽ bớt đi, khiến người lái yên tâm hơn trên chuyến hành trình của mình.
Tap-lô hiện đèn "check engine" - lái xe cần nên làm gì?
Khi đèn "check engine" sáng nhiều lái xe sẽ cảm thấy lo lắng về sự an toàn và ổn định của chiếc xe. Thế nhưng theo các chuyên gia thì nếu chiếc xe vẫn hoạt động bình thường, không có hiện tượng gằn máy, không mất chân ga, không gầm máy khi vận hành, không phun khói thì các bạn vẫn có thể sử dụng xe bình thường trước khi đưa xe vào gara để sửa.Tuy nhiên, với một số dòng xe, khi đèn "check engine" báo đỏ hoặc đèn nháy nháy thì có thể đây lại là vấn đề nghiêm trọng. Trong những trường hợp này, các bạn nên ngưng sử dụng và đưa xe đi kiểm tra sửa chữa ngay.
Đèn "check engine" trên xe bất chợt bật sáng có thể là dấu hiệu cảnh báo xe bạn đã có vấn đề và nên mang xe đến gara để kiểm tra.
Khi các bạn khởi động động cơ cho chiếc xe, các đèn báo trên mặt đồng hồ trung tâm sẽ đồng loạt sáng lên và sau đó sẽ tắt ngay khi hệ thống đã hoạt động. Thế nhưng, nếu đèn báo "check engine" vẫn còn sáng thì có nghĩa là chiếc xe của bạn đang gặp phải vấn đề.
Trong các động cơ hiện đại ngày nay thì luôn là một tập hợp rất nhiều những cảm biển làm nhiệm vụ ghi nhận thông tin của hệ thống và chuyển về bộ xử lý ECM (Electronic Control Module). Khi các cảm biến này thu được những giá trị khác biệt so với tiêu chuẩn cho phép hoặc mất tín hiệu của các cảm biến này thì bộ xử lý ECM sẽ "cho rằng" chiếc xe đã có lỗi và đèn "check engine" bật sáng để báo hiệu cho người lái xe biết.
Đèn báo "check engine" trên bảng đồng hồ trung tâm mang ý nghĩa chiếc xe đang có vấn đề gì đó, hãy mang đi kiểm tra.
Tuy nhiên, do hệ thống chỉ thông báo qua một chiếc đèn "check engine" nên nếu chỉ nhìn đèn sáng thì ngay cả các thợ máy lành nghề cũng không thể biết được chiếc xe đang mang lỗi gì. Chiếc đèn chỉ đơn giản thông báo rằng "chiếc xe của bạn đang có vấn đề và nên mang nó tới gara để kiểm tra".
Tại các gara sửa xe, thợ kỹ thuật chỉ cần sử dụng một thiết bị đọc chuyên dụng là có thể kiểm tra được trong bộ ECM đang lưu lỗi gì, sau đó các kỹ thuật viên kiểm tra tình hình thực tế của chiếc xe là có thể tìm ra nguyên nhân thực sự dẫn đến việc đèn "check engine" báo sáng.
Trong nhiều trường hợp, đèn "check engine" chỉ báo những lỗi khá đơn giản nhưng các bạn cũng không nên vì thế mà lờ nó đi hay tháo dây nguồn từ ắc-quy để tự xoá lỗi. Bởi vì dù cho chỉ là một lỗi nhỏ nhưng nếu không được kiểm tra, sửa chữa thì về lâu về dài sẽ trở thành một lỗi nặng hơn hoặc ảnh hưởng tới các bộ phân khác của chiếc xe và các bạn có thể sẽ phải tốn nhiều tiền hơn gấp vài lần chỉ để sửa chữa lại.
Đèn "check engine" trên xe bất chợt bật sáng có thể là dấu hiệu cảnh báo xe bạn đã có vấn đề và nên mang xe đến gara để kiểm tra.
Khi các bạn khởi động động cơ cho chiếc xe, các đèn báo trên mặt đồng hồ trung tâm sẽ đồng loạt sáng lên và sau đó sẽ tắt ngay khi hệ thống đã hoạt động. Thế nhưng, nếu đèn báo "check engine" vẫn còn sáng thì có nghĩa là chiếc xe của bạn đang gặp phải vấn đề.
Trong các động cơ hiện đại ngày nay thì luôn là một tập hợp rất nhiều những cảm biển làm nhiệm vụ ghi nhận thông tin của hệ thống và chuyển về bộ xử lý ECM (Electronic Control Module). Khi các cảm biến này thu được những giá trị khác biệt so với tiêu chuẩn cho phép hoặc mất tín hiệu của các cảm biến này thì bộ xử lý ECM sẽ "cho rằng" chiếc xe đã có lỗi và đèn "check engine" bật sáng để báo hiệu cho người lái xe biết.
Đèn báo "check engine" trên bảng đồng hồ trung tâm mang ý nghĩa chiếc xe đang có vấn đề gì đó, hãy mang đi kiểm tra.
Tuy nhiên, do hệ thống chỉ thông báo qua một chiếc đèn "check engine" nên nếu chỉ nhìn đèn sáng thì ngay cả các thợ máy lành nghề cũng không thể biết được chiếc xe đang mang lỗi gì. Chiếc đèn chỉ đơn giản thông báo rằng "chiếc xe của bạn đang có vấn đề và nên mang nó tới gara để kiểm tra".
Tại các gara sửa xe, thợ kỹ thuật chỉ cần sử dụng một thiết bị đọc chuyên dụng là có thể kiểm tra được trong bộ ECM đang lưu lỗi gì, sau đó các kỹ thuật viên kiểm tra tình hình thực tế của chiếc xe là có thể tìm ra nguyên nhân thực sự dẫn đến việc đèn "check engine" báo sáng.
Trong nhiều trường hợp, đèn "check engine" chỉ báo những lỗi khá đơn giản nhưng các bạn cũng không nên vì thế mà lờ nó đi hay tháo dây nguồn từ ắc-quy để tự xoá lỗi. Bởi vì dù cho chỉ là một lỗi nhỏ nhưng nếu không được kiểm tra, sửa chữa thì về lâu về dài sẽ trở thành một lỗi nặng hơn hoặc ảnh hưởng tới các bộ phân khác của chiếc xe và các bạn có thể sẽ phải tốn nhiều tiền hơn gấp vài lần chỉ để sửa chữa lại.
Mẹo lái xe an toàn khi gặp trời mưa lớn
Trong điều kiện thời tiết mưa to gió lớn thì việc di chuyển trên đường dù bằng xe máy hay ôtô cũng đều rất nguy hiểm bởi những nguy cơ tiềm ẩn từ xung quanh.
Khi trời mưa, các lái xe sẽ phải đi như thế nào để đảm bảo an toàn nhất cho bản thân mình và cho cả những người tham giao thông xung quanh?
Do đó, khi đang đi trên đường và bất ngờ gặp một cơn giông với mưa lớn và gió giật thì các lái xe nên làm theo những lời khuyên sau đây để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người tham gia giao thông khác:
1. Nhanh chóng quay về nhà hoặc tìm chỗ trú
Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bản thân khi gặp điều kiện giông bão là nhanh chóng quay về nhà hoặc tìm chỗ trú mưa kín đáo và chắc chắn để tránh những trường hợp cây đổ hoặc gió lốc có thể thổi những vật thể lạ bay vào người. Đặc biệt không nên trú mưa dưới các gốc cây bởi đây có thể là điểm đầu tiên bị sét đánh hoặc cây bị quật ngã vì gió lớn.
2. Di chuyển với tốc độ vừa phải, tập trung quan sát
Nhiều lái xe khi gặp trời mưa thường cố gắng chạy nhanh để sớm tìm được nơi trú mưa. Thế nhưng, trong cơn mưa thì tầm nhìn của mọi người đều hạn chế, do đó nếu các bạn đi quá nhanh có thể sẽ không kịp xử lý khi tình huống bất ngờ xảy ra. Bên cạnh đó, việc đi chậm để tập trung quan sát có thể giúp các bạn tránh được những tai nạn đáng tiếc như vật thể lạ chắn giữa đường hay những người tham gia giao thông khác.
Trong cơn mưa tầm nhìn luôn bị hạn chế nên các bạn cần tập trung quan sát và di chuyển với tốc độ vừa phải.
Trong trường hợp các bạn điều khiển xe ôtô, cũng nên chú ý cần gạt nước hoạt động tốt để không bị nước mưa chảy trên kính làm hạn chế tầm nhìn.
3. Duy trì khoảng cách an toàn với các phương tiện giao thông khác
Việc giữ khoảng cách an toàn với các lái xe khác sẽ rất quan trọng bởi trong điều kiện trời mưa, tầm nhìn hạn chế thì khoảng cách đủ xa sẽ giúp các bạn tránh được những tai nạn đáng tiếc xảy ra từ phía những người tham gia giao thông khác. Hoặc sẽ có đủ thời gian để xử lý khi xảy ra sự cố.
4. Khi đi qua đoạn đường ngập, quan sát kỹ các xe đi trước
Đi qua đoạn ngập nước các lái xe nên chú ý để tránh bị "thuỷ kích" hoặc chập hệ thống điện.
Bằng việc quan sát những xe đi trước hoặc những xe đi ngược chiều, các bạn có thể xác định được độ an toàn của đoạn đường ngập mà bạn sắp đi qua. Đối với cả xe máy và ôtô, nếu nước ngập quá nửa bánh xe thì tốt nhất các bạn không nên cố đi qua những đoạn này bởi rất có thể chiếc xe của bạn sẽ thành nạn nhân của "thuỷ kích" hoặc hư hỏng hệ thống điện của xe.
5. Bật đèn xe và nháy cos/far:
Bật và nháy đèn cos/far trong cơn mưa giúp những phương tiện khác dễ quan sát thấy bạn hơn.
Việc bật đèn xe trong điều kiện trời mưa có thể không giúp các bạn tăng tầm quan sát nhưng lại là dấu hiệu để những xe đi ngược chiều có thể nhận ra bạn và có biện pháp để né tránh nhau không gây ra tai nạn. Việc liên tục nháy cos/far cũng tăng khả năng nhận biết cho những xe đi ngược chiều.
Khi trời mưa, các lái xe sẽ phải đi như thế nào để đảm bảo an toàn nhất cho bản thân mình và cho cả những người tham giao thông xung quanh?
Do đó, khi đang đi trên đường và bất ngờ gặp một cơn giông với mưa lớn và gió giật thì các lái xe nên làm theo những lời khuyên sau đây để đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người tham gia giao thông khác:
1. Nhanh chóng quay về nhà hoặc tìm chỗ trú
Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho bản thân khi gặp điều kiện giông bão là nhanh chóng quay về nhà hoặc tìm chỗ trú mưa kín đáo và chắc chắn để tránh những trường hợp cây đổ hoặc gió lốc có thể thổi những vật thể lạ bay vào người. Đặc biệt không nên trú mưa dưới các gốc cây bởi đây có thể là điểm đầu tiên bị sét đánh hoặc cây bị quật ngã vì gió lớn.
2. Di chuyển với tốc độ vừa phải, tập trung quan sát
Nhiều lái xe khi gặp trời mưa thường cố gắng chạy nhanh để sớm tìm được nơi trú mưa. Thế nhưng, trong cơn mưa thì tầm nhìn của mọi người đều hạn chế, do đó nếu các bạn đi quá nhanh có thể sẽ không kịp xử lý khi tình huống bất ngờ xảy ra. Bên cạnh đó, việc đi chậm để tập trung quan sát có thể giúp các bạn tránh được những tai nạn đáng tiếc như vật thể lạ chắn giữa đường hay những người tham gia giao thông khác.
Trong cơn mưa tầm nhìn luôn bị hạn chế nên các bạn cần tập trung quan sát và di chuyển với tốc độ vừa phải.
Trong trường hợp các bạn điều khiển xe ôtô, cũng nên chú ý cần gạt nước hoạt động tốt để không bị nước mưa chảy trên kính làm hạn chế tầm nhìn.
3. Duy trì khoảng cách an toàn với các phương tiện giao thông khác
Việc giữ khoảng cách an toàn với các lái xe khác sẽ rất quan trọng bởi trong điều kiện trời mưa, tầm nhìn hạn chế thì khoảng cách đủ xa sẽ giúp các bạn tránh được những tai nạn đáng tiếc xảy ra từ phía những người tham gia giao thông khác. Hoặc sẽ có đủ thời gian để xử lý khi xảy ra sự cố.
4. Khi đi qua đoạn đường ngập, quan sát kỹ các xe đi trước
Đi qua đoạn ngập nước các lái xe nên chú ý để tránh bị "thuỷ kích" hoặc chập hệ thống điện.
Bằng việc quan sát những xe đi trước hoặc những xe đi ngược chiều, các bạn có thể xác định được độ an toàn của đoạn đường ngập mà bạn sắp đi qua. Đối với cả xe máy và ôtô, nếu nước ngập quá nửa bánh xe thì tốt nhất các bạn không nên cố đi qua những đoạn này bởi rất có thể chiếc xe của bạn sẽ thành nạn nhân của "thuỷ kích" hoặc hư hỏng hệ thống điện của xe.
5. Bật đèn xe và nháy cos/far:
Bật và nháy đèn cos/far trong cơn mưa giúp những phương tiện khác dễ quan sát thấy bạn hơn.
Việc bật đèn xe trong điều kiện trời mưa có thể không giúp các bạn tăng tầm quan sát nhưng lại là dấu hiệu để những xe đi ngược chiều có thể nhận ra bạn và có biện pháp để né tránh nhau không gây ra tai nạn. Việc liên tục nháy cos/far cũng tăng khả năng nhận biết cho những xe đi ngược chiều.
Mẹo tiết kiệm xăng trong thời bão giá
Bạn có thể cắt giảm đáng kể lượng tiêu thụ nhiên liệu xe, tiết kiệm được một khoản trong ngân sách của mình.
Biết sử dụng xe đúng cách
Biết sử dụng xe đúng cách
Hiện đèn báo xăng, nên đổ ngay hay là “đi cố”?
Xe hàng hiện đại thì càng dễ hỏng hơn bởi hệ thống của dòng xe mới nhạy cảm hơn và có dung sai bé hơn. Một tác động nữa của xe sắp hết xăng chính là ảnh hưởng tới tay lái và hệ thống phanh. Phanh sẽ cần áp lực nhiều hơn và tay lái cũng nặng hơn.
Giống như 10% rượu cặn còn lại trong chai vang đỏ mà không ai muốn uống, xăng cuối bình cũng không phải là “thức uống” ngon lành với động cơ xe hơi.
Rất nhiều người lái xe không hề chú ý tới đèn báo hiệu sắp hết xăng. Một nghiên cứu được thực hiện ở công ty bảo hiểm đã chỉ ra rằng 1/4 tài xế tin rằng xe có thể tiếp tục đi được 64km nữa khi đèn báo hiệu sáng. Trong khi đó, 2 triệu tài xế thừa nhận rằng thường xuyên lái xe trong tình trạng đèn báo hiệu sáng.
Đàn ông bất cẩn hơn khi nghĩ rằng xe sắp hết xăng sẽ đi được 51km, còn phụ nữ "lo xa" thì dự đoán xe có thể tiếp tục đi 38km nữa.
Tuy nhiên, rất ít người biết rằng, chạy xe sắp hết xăng sẽ khiến bạn chịu nhiều thiệt hại tài chính hơn.
Trước hết, hãy cùng nghiên cứu cơ chế hoạt động của các bình xăng trên xe ô tô. Những đồng hồ đo nhiên liệu không phải là các công cụ chính xác tuyệt đối. Thậm chí, ở những mẫu xe hiện đại nhất, công nghệ cũng chỉ có tính tương đối. Lượng xăng trong bình xe được đo bởi phao nổi, nó giống như phao đo trong các bể nước.
Mức độ lượng xăng trong bình sau đó sẽ được chuyển tới khí áp kế một cách tự động hoặc thông qua thông qua dải kim loại và dây cuộn. Lượng xăng trong xe có thể thay đổi tùy vào độ dốc của đường đi. Vì vậy, nó chỉ tương đối khi gợi ý rằng lượng xăng còn lại đủ để bạn đi tiếp quãng đường bao xa.
Mỗi loại xe lại có khả năng "chịu đựng" đi tiếp quãng đường khác nhau. Ví dụ như Mercedes C-Class có thể đi được 74km sau khi đèn báo sắp hết xăng sáng, trong khi đó, xe Vauxhall Astra chỉ có thể đi tiếp 21km.
Cách tốt nhất để giữ xe chính là hãy đi tới trạm xăng ngay khi đèn báo hiệu sáng. Còn nếu vẫn tiếp tục tiết kiệm vài đồng mà chưa chịu đổ xăng thì bạn có thể phải tốn nhiều tiền hơn để sửa động cơ xe.
Ray Sparrow, một kỹ sư đã có gần 40 năm kinh nghiệm ở gara sửa xe ô tô cho biết: "Chạy xe sắp hết xăng sẽ sớm làm hỏng động cơ. Lái xe có thể tốn nhiều tiền hơn để sửa chữa. Đây hẳn là điều mà bất kỳ thợ sửa xe nào cũng mong muốn. Những chỗ nối, máy bơm xăng và vòi phun xăng trong động cơ diesel bị ảnh hưởng nặng do động cơ bị tràn khí."
Khi không khí tràn vào động cơ bên trong, nó sẽ ngăn không cho nguyên liệu chuyển từ bình xăng sang động cơ. Thậm chí, tình trạng này còn làm hỏng bộ tản nhiệt. Lúc này bạn phải đưa xe tới thợ sửa để thông máy.
Ông Sparrow còn nói thêm: "Việc chạy xăng tới mức cạn kiệt có thể làm tắc các bộ lọc và máy bơm do cặn xăng lắng xuống. Nó cũng giống như 10% rượu cặn còn lại trong chai vang đỏ mà không ai muốn uống."
Lời khuyên mà Sparrow đưa ra là: "Bạn tiết kiệm 100.000 đồng hôm nay nhưng ngày mai bạn sẽ phải phí 10.000.000 đồng."
Nếu chưa thể đổ xăng ngay lập tức, hãy lái xe tiết kiệm xăng. Đó là duy trì tốc độ 60-80km/h nếu được, không phanh hay tăng tốc đột ngột, duy trì vòng quay động cơ từ 2.000 - 3.000 vòng mỗi phút.
Giống như 10% rượu cặn còn lại trong chai vang đỏ mà không ai muốn uống, xăng cuối bình cũng không phải là “thức uống” ngon lành với động cơ xe hơi.
Rất nhiều người lái xe không hề chú ý tới đèn báo hiệu sắp hết xăng. Một nghiên cứu được thực hiện ở công ty bảo hiểm đã chỉ ra rằng 1/4 tài xế tin rằng xe có thể tiếp tục đi được 64km nữa khi đèn báo hiệu sáng. Trong khi đó, 2 triệu tài xế thừa nhận rằng thường xuyên lái xe trong tình trạng đèn báo hiệu sáng.
Đàn ông bất cẩn hơn khi nghĩ rằng xe sắp hết xăng sẽ đi được 51km, còn phụ nữ "lo xa" thì dự đoán xe có thể tiếp tục đi 38km nữa.
Tuy nhiên, rất ít người biết rằng, chạy xe sắp hết xăng sẽ khiến bạn chịu nhiều thiệt hại tài chính hơn.
Trước hết, hãy cùng nghiên cứu cơ chế hoạt động của các bình xăng trên xe ô tô. Những đồng hồ đo nhiên liệu không phải là các công cụ chính xác tuyệt đối. Thậm chí, ở những mẫu xe hiện đại nhất, công nghệ cũng chỉ có tính tương đối. Lượng xăng trong bình xe được đo bởi phao nổi, nó giống như phao đo trong các bể nước.
Mức độ lượng xăng trong bình sau đó sẽ được chuyển tới khí áp kế một cách tự động hoặc thông qua thông qua dải kim loại và dây cuộn. Lượng xăng trong xe có thể thay đổi tùy vào độ dốc của đường đi. Vì vậy, nó chỉ tương đối khi gợi ý rằng lượng xăng còn lại đủ để bạn đi tiếp quãng đường bao xa.
Mỗi loại xe lại có khả năng "chịu đựng" đi tiếp quãng đường khác nhau. Ví dụ như Mercedes C-Class có thể đi được 74km sau khi đèn báo sắp hết xăng sáng, trong khi đó, xe Vauxhall Astra chỉ có thể đi tiếp 21km.
Cách tốt nhất để giữ xe chính là hãy đi tới trạm xăng ngay khi đèn báo hiệu sáng. Còn nếu vẫn tiếp tục tiết kiệm vài đồng mà chưa chịu đổ xăng thì bạn có thể phải tốn nhiều tiền hơn để sửa động cơ xe.
Ray Sparrow, một kỹ sư đã có gần 40 năm kinh nghiệm ở gara sửa xe ô tô cho biết: "Chạy xe sắp hết xăng sẽ sớm làm hỏng động cơ. Lái xe có thể tốn nhiều tiền hơn để sửa chữa. Đây hẳn là điều mà bất kỳ thợ sửa xe nào cũng mong muốn. Những chỗ nối, máy bơm xăng và vòi phun xăng trong động cơ diesel bị ảnh hưởng nặng do động cơ bị tràn khí."
Khi không khí tràn vào động cơ bên trong, nó sẽ ngăn không cho nguyên liệu chuyển từ bình xăng sang động cơ. Thậm chí, tình trạng này còn làm hỏng bộ tản nhiệt. Lúc này bạn phải đưa xe tới thợ sửa để thông máy.
Ông Sparrow còn nói thêm: "Việc chạy xăng tới mức cạn kiệt có thể làm tắc các bộ lọc và máy bơm do cặn xăng lắng xuống. Nó cũng giống như 10% rượu cặn còn lại trong chai vang đỏ mà không ai muốn uống."
Lời khuyên mà Sparrow đưa ra là: "Bạn tiết kiệm 100.000 đồng hôm nay nhưng ngày mai bạn sẽ phải phí 10.000.000 đồng."
Nếu chưa thể đổ xăng ngay lập tức, hãy lái xe tiết kiệm xăng. Đó là duy trì tốc độ 60-80km/h nếu được, không phanh hay tăng tốc đột ngột, duy trì vòng quay động cơ từ 2.000 - 3.000 vòng mỗi phút.
BMW 7 series 2016 trình diễn về khả năng tự đỗ xe
Một trong những tính năng thú vị và được đánh giá cao nhất của 7 series là khả năng tự động đỗ xe điều khiển từ xa, chỉ bằng cách thao tác trên chìa khóa. Sử dụng chung công nghệ với I8, chìa khóa của 7 series có một màn hình hiển thị rất nhiều thông tin xe.Thao tác đỗ xe chỉ dùng chìa khóa được thực hiện thông qua tính năng có tên gọi Remote Parking.
Chỉ bằng cách điều khiển trên chìa khóa, chủ nhân của BMW 7 series 2016 có thể đỗ xe vào vị trí mà không cần ngồi trong xe.
2016 BMW G11 7 Series có thể nói là chiếc xe sang hội tụ công nghệ bậc nhất của BMW, với 25 tính năng hot nhất của BMW và 13 công nghệ mới nhất của làng chế tạo ô tô thế giới. Từ đèn Laser đến khung xe sợi carbon, điều khiển thông minh, 7 series thế hệ mới thực sự là một kỳ quan của xe hơi hiện đại.
Tính năng này cực kỳ hữu dụng khi bạn phải xoay xở ở những vị trí đỗ xe chật hẹp mà bạn khó có thể ra/vào xe. Nó cũng rất hữu dụng cho những gara nhỏ cần chứa nhiều xe, vì bạn không cần phải để dành không gian để có thể mở cửa xe ra vào. Tính năng này cũng hữu dụng nếu bạn mang theo trẻ nhỏ trên xe.
Chỉ bằng cách điều khiển trên chìa khóa, chủ nhân của BMW 7 series 2016 có thể đỗ xe vào vị trí mà không cần ngồi trong xe.
2016 BMW G11 7 Series có thể nói là chiếc xe sang hội tụ công nghệ bậc nhất của BMW, với 25 tính năng hot nhất của BMW và 13 công nghệ mới nhất của làng chế tạo ô tô thế giới. Từ đèn Laser đến khung xe sợi carbon, điều khiển thông minh, 7 series thế hệ mới thực sự là một kỳ quan của xe hơi hiện đại.
Tính năng này cực kỳ hữu dụng khi bạn phải xoay xở ở những vị trí đỗ xe chật hẹp mà bạn khó có thể ra/vào xe. Nó cũng rất hữu dụng cho những gara nhỏ cần chứa nhiều xe, vì bạn không cần phải để dành không gian để có thể mở cửa xe ra vào. Tính năng này cũng hữu dụng nếu bạn mang theo trẻ nhỏ trên xe.
Thứ Tư, 7 tháng 9, 2016
Những tính năng an toàn cơ bản ở trên xe hơi của bạn
Hệ thống cảnh báo va chạm cũng là một tính năng hiện đại cần được trang bị trên xe hơi. Chiếc xe của bạn sẽ kiểm soát được khoảng cách của xe tới các vật cản và cảnh báo được từng khoảng cách nhất định giúp bạn dễ dàng di chuyển trong điều kiện đường xá chật hẹp.
Những mẫu xe dành cho gia đình không chỉ đáp ứng nhu cầu tiện nghi, tiện dụng, mức tiêu hao nhiên liệu hợp lý mà những tính năng an toàn được trang bị giúp cho chiếc xe hơi của bạn có khả năng an toàn cao là tiêu chí rất đáng chú ý.
Sau đánh giá và các bài thử nghiệm va chạm, những thiết bị an toàn trên xe là tiêu chí mà người sử dụng phải để ý khi muốn lựa chọn chiếc xe ưng ý. Các chỉ số an toàn được đánh giá bởi những tổ chức lớn như Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Hoa Kỳ (NHTSA), Viện an toàn giao thông Hoa Kỳ (IIHS) hay một số cơ quan, tổ chức đánh giá xe của Nhật Bản (NCAP). Một chiếc xe hơi an toàn khi số điểm đạt từ 4,5 trở lên.
Hệ thống phanh ABS giúp chiếc xe phản ứng hiệu quả hơn khi gặp chướng ngại vật.
Tiếp theo, hệ thống cân bằng điện tử ESP cũng là hệ thống cần thiết cho ô tô, hiện một số xe hạng trung cũng được trang bị hệ thống này. Đây là hệ thống điện tử rất thông minh, được khởi động khi chiếc xe có hiện tượng bị mất lái, hoạt động bằng cách thực hiện phép tính lực phanh hợp lý trên các bánh xe và kiểm soát được tình hình làm giảm khả năng xe bị lật và mất kiểm soát.
Ngoài ra, trên những mẫu xe hiện đại ngày nay như Mitsubishi Pajero Sport, Ford Everest thế hệ mới còn được trang bị thêm chức năng mới như cảnh báo chệch làn đường tự động. Khi xe đang di chuyển với một tốc độ nhất định, lái xe có cảm giác buồn ngủ, hay điều khiển xe không an toàn, chiếc xe được trang bị hệ thống kiểm soát cảnh báo chệch làn đường sẽ tự động đánh lái vào chính giữa làn đường của xe đang đi, đồng thời vô-lăng trên xe kèm theo hệ thống cảnh báo trên xe sẽ cảnh báo cho bạn giúp bạn lái xe trở lại bình thường.
Camera quan sát phía sau tích hợp hệ thống cảnh báo va chạm.
Bên cạnh đó, túi khí cũng là điều kiện cần thiết để tăng tính năng an toàn trên xe. Hiện nay, những mẫu xe hơi cơ bản đều được trang bị ít nhất hai túi khí phía trước. Túi khí là các túi chứa không khí được bung ra trong thời gian vài phần nghìn giây khi xảy ra tai nạn giúp bạn tránh va đập vào bảng điều khiển hoặc trên vô-lăng. Một số mẫu xe hiện đại ngày nay còn trang bị thêm hệ thống túi khí ở đầu gối giúp người sử dụng an toàn tối đa khi những tình huống xấu xảy ra.
Túi khí trên xe được bung ra khi xe gặp nạn.
Một trang thiết bị nữa mà người dùng chưa chú ý đến chính là trang bị ghế trẻ em trên ô tô, đây là thiết bị an toàn quan trọng khi có trẻ em ngồi trên xe. Ghế trẻ em cần được trang bị thanh neo ghế (LATCH) và dây đai an toàn để giữ cố định trẻ ở ghế sau khi xe của bạn di chuyển.
Trên đây là những tính năng an toàn cơ bản ít nhất phải có trên chiếc xe hơi của bạn, những tính năng này phải đạt tiêu chuẩn và phải do các tổ chức IIHS, NCAP chứng nhận để đảm bảo chiếc xe của bạn đạt được độ an toàn cao khi vận hành.
Những mẫu xe dành cho gia đình không chỉ đáp ứng nhu cầu tiện nghi, tiện dụng, mức tiêu hao nhiên liệu hợp lý mà những tính năng an toàn được trang bị giúp cho chiếc xe hơi của bạn có khả năng an toàn cao là tiêu chí rất đáng chú ý.
Sau đánh giá và các bài thử nghiệm va chạm, những thiết bị an toàn trên xe là tiêu chí mà người sử dụng phải để ý khi muốn lựa chọn chiếc xe ưng ý. Các chỉ số an toàn được đánh giá bởi những tổ chức lớn như Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Hoa Kỳ (NHTSA), Viện an toàn giao thông Hoa Kỳ (IIHS) hay một số cơ quan, tổ chức đánh giá xe của Nhật Bản (NCAP). Một chiếc xe hơi an toàn khi số điểm đạt từ 4,5 trở lên.
Hệ thống phanh ABS giúp chiếc xe phản ứng hiệu quả hơn khi gặp chướng ngại vật.
Tiếp theo, hệ thống cân bằng điện tử ESP cũng là hệ thống cần thiết cho ô tô, hiện một số xe hạng trung cũng được trang bị hệ thống này. Đây là hệ thống điện tử rất thông minh, được khởi động khi chiếc xe có hiện tượng bị mất lái, hoạt động bằng cách thực hiện phép tính lực phanh hợp lý trên các bánh xe và kiểm soát được tình hình làm giảm khả năng xe bị lật và mất kiểm soát.
Ngoài ra, trên những mẫu xe hiện đại ngày nay như Mitsubishi Pajero Sport, Ford Everest thế hệ mới còn được trang bị thêm chức năng mới như cảnh báo chệch làn đường tự động. Khi xe đang di chuyển với một tốc độ nhất định, lái xe có cảm giác buồn ngủ, hay điều khiển xe không an toàn, chiếc xe được trang bị hệ thống kiểm soát cảnh báo chệch làn đường sẽ tự động đánh lái vào chính giữa làn đường của xe đang đi, đồng thời vô-lăng trên xe kèm theo hệ thống cảnh báo trên xe sẽ cảnh báo cho bạn giúp bạn lái xe trở lại bình thường.
Camera quan sát phía sau tích hợp hệ thống cảnh báo va chạm.
Bên cạnh đó, túi khí cũng là điều kiện cần thiết để tăng tính năng an toàn trên xe. Hiện nay, những mẫu xe hơi cơ bản đều được trang bị ít nhất hai túi khí phía trước. Túi khí là các túi chứa không khí được bung ra trong thời gian vài phần nghìn giây khi xảy ra tai nạn giúp bạn tránh va đập vào bảng điều khiển hoặc trên vô-lăng. Một số mẫu xe hiện đại ngày nay còn trang bị thêm hệ thống túi khí ở đầu gối giúp người sử dụng an toàn tối đa khi những tình huống xấu xảy ra.
Túi khí trên xe được bung ra khi xe gặp nạn.
Một trang thiết bị nữa mà người dùng chưa chú ý đến chính là trang bị ghế trẻ em trên ô tô, đây là thiết bị an toàn quan trọng khi có trẻ em ngồi trên xe. Ghế trẻ em cần được trang bị thanh neo ghế (LATCH) và dây đai an toàn để giữ cố định trẻ ở ghế sau khi xe của bạn di chuyển.
Trên đây là những tính năng an toàn cơ bản ít nhất phải có trên chiếc xe hơi của bạn, những tính năng này phải đạt tiêu chuẩn và phải do các tổ chức IIHS, NCAP chứng nhận để đảm bảo chiếc xe của bạn đạt được độ an toàn cao khi vận hành.
Lốp khí động học – đột phá mới về ngành chế tạo lốp
Nghiên cứu này đã giúp các nhà sản xuất lốp xe hiểu thêm về vị trí tối ưu của các gai trên bề mặt lốp xe có thể ảnh hưởng tới khí động học.
Hãng lốp nổi tiếng Yokohama mới đây vừa tuyên bố đã phát minh ra loại lốp xe khí động học mới, giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn và tăng độ an toàn.
Hãng lốp Yokohama vừa công bố về một tiến bộ trong việc phát triển công nghệ khí động học trong sản xuất lốp xe. Cụ thể, hãng sáng tạo ra loại lốp khí động học, có khả năng cả thiện lượng nhiên liệu tiêu thụ và tăng độ an toàn cho xe hơi.
Công nghệ mới có khả năng kiểm soát các luồng khí xung quanh lốp đang chuyển động, giúp giảm lực cản và lực nâng của không khí.
Kết quả mới nhất được phát triển dựa trên công nghệ khí động học mà các nhà sản xuất lốp xe đã nghiên cứu từ năm 2012. Trong đó, các nhà sản đã gắn thêm các phần gờ dạng vây bên mặt trong lốp theo dang hình tròn nhằm giảm lực kéo khí động học bên trong khoang lốp xe.
Phát triển trên nền tảng đó, công ty Yokohama cho biết đã tạo ra một thiết kế mới có khả năng kiểm soát toàn bộ luồng khí đi qua toàn bộ thân xe bằng việc sử dụng những gờ dạng vây như trên, nhưng đặt ở những góc gần vai lốp.
Những vây này sẽ giúp giảm lực kéo rê khí động học (khi vào phần trên của lốp xe đang chạy) và giảm lực nhấc khí động học (khi vào phần dưới của lốp xe khi bánh xe đang quay).
Những giả lập khí động học với nhiều giá trị tham số khác nhau đã được thực hiện để xác định tác động của các thay đổi và ví trí.
Yokohama cho biết bước đột phá này có thể tối ưu được vị trí và hình dáng của những điểm lõm cũng như các gai trên lốp xe, giúp xe vận hành dễ dàng hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Loại lốp khí động học mới này sẽ được giới thiệu trong Triển lãm mô tô Tokyo sắp tới.
Hãng lốp nổi tiếng Yokohama mới đây vừa tuyên bố đã phát minh ra loại lốp xe khí động học mới, giúp xe tiết kiệm nhiên liệu hơn và tăng độ an toàn.
Hãng lốp Yokohama vừa công bố về một tiến bộ trong việc phát triển công nghệ khí động học trong sản xuất lốp xe. Cụ thể, hãng sáng tạo ra loại lốp khí động học, có khả năng cả thiện lượng nhiên liệu tiêu thụ và tăng độ an toàn cho xe hơi.
Công nghệ mới có khả năng kiểm soát các luồng khí xung quanh lốp đang chuyển động, giúp giảm lực cản và lực nâng của không khí.
Kết quả mới nhất được phát triển dựa trên công nghệ khí động học mà các nhà sản xuất lốp xe đã nghiên cứu từ năm 2012. Trong đó, các nhà sản đã gắn thêm các phần gờ dạng vây bên mặt trong lốp theo dang hình tròn nhằm giảm lực kéo khí động học bên trong khoang lốp xe.
Phát triển trên nền tảng đó, công ty Yokohama cho biết đã tạo ra một thiết kế mới có khả năng kiểm soát toàn bộ luồng khí đi qua toàn bộ thân xe bằng việc sử dụng những gờ dạng vây như trên, nhưng đặt ở những góc gần vai lốp.
Những vây này sẽ giúp giảm lực kéo rê khí động học (khi vào phần trên của lốp xe đang chạy) và giảm lực nhấc khí động học (khi vào phần dưới của lốp xe khi bánh xe đang quay).
Những giả lập khí động học với nhiều giá trị tham số khác nhau đã được thực hiện để xác định tác động của các thay đổi và ví trí.
Yokohama cho biết bước đột phá này có thể tối ưu được vị trí và hình dáng của những điểm lõm cũng như các gai trên lốp xe, giúp xe vận hành dễ dàng hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Loại lốp khí động học mới này sẽ được giới thiệu trong Triển lãm mô tô Tokyo sắp tới.
Những công nghệ hiện đại được áp dụng trên xe ôtô vào năm 2020
Các nhà sản xuất ôtô áp dụng trên hầu hết các sản phẩm của họ trước năm 2020.
Dưới đây là top 10 công nghệ tiên tiến hàng đầu
1. Xe ôtô tự hành
Có khi nào bạn tự hỏi về khả năng sở hữu một chiếc xe ôtô có đầy đủ những tính năng dường như chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng? Mới đây nhất, tại cuộc triển lãm công nghệ ôtô Detroit 2015, các hãng sản xuất ôtô nổi tiếng trên thế giới đã cho ra mắt những dòng sản phẩm với những công nghệ được xem là chỉ có “trong mơ”. Dưới đây là top 10 công nghệ tiên tiến hàng đầu sẽ được các nhà sản xuất ôtô áp dụng trên hầu hết các sản phẩm của họ trước năm 2020.
Khoảng thời gian 5 năm có thể là quá ngắn để cho ra đời một chiếc xe có thể tự điều khiển ở bất cứ đâu hay bất kỳ lúc nào mà không cần sự giám sát của con người. Nhưng vào năm 2020, chúng ta sẽ có một chiếc xe ôtô với khả năng tự chủ hoàn toàn trong một số trường hợp đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng đường giao thông cũng như không chịu ảnh hưởng bởi một số điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Và ngay từ bây giờ hãy bắt đầu suy nghĩ về những trò tiêu khiển bạn cần làm trên suốt chặng đường dài mà không hề phải chịu đựng sự căng thẳng của việc ngồi sau tay lái!
2. Hệ thống điều khiển tự chủ
Vấn đề này liên quan tới công nghệ tự động hóa, tuy nhiên sự khác biệt ở đây là việc chiếc xe có thể bất chấp lệnh của người điều khiển và đưa ra những quyết định riêng của mình trong một số trường hợp phát hiện những mối nguy hiểm có thể xảy ra. Ngày nay, chúng ta đã có những chiếc ôtô tự dừng lại nếu bạn không dùng hệ thống phanh. Nhưng vào năm 2020, chiếc xe ôtô sẽ tự động kích hoạt hệ thống phanh ngay cả khi người lái xe có sự nhầm lẫn trong việc sử dụng chân ga. Sự phát triển ngày càng cao của công nghệ cảm biến sẽ cho phép một sự thay đổi căn bản đó là chiếc xe sẽ đưa ra quyết định cuối cùng chứ không phải là người lái xe.
3. Khởi động phương tiện bằng phương pháp sinh trắc học
Đây không phải là một công nghệ mới được áp dụng để đảm bảo an ninh. Với sự ứng dụng ngày càng rộng rãi của công nghệ sinh trắc học, trong tương lai chúng ta sẽ có thể mở khóa và khởi động xe của mình mà không cần bất cứ điều gì nhiều hơn ngoài một dấu vân tay, một cái nhìn hay thậm chí chỉ là một khẩu lệnh.
4. Theo dõi xe toàn diện
Các công ty bảo hiểm và chính phủ ở một số quốc gia đã lên kế hoạch về việc triển khai công nghệ theo dõi toàn diện nhằm kiểm soát lộ trình cũng như hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông. Đến năm 2020, một số công ty bảo hiểm sẽ phối hợp với các nhà sản xuất đưa ra một mức giá hợp lý nhằm triển khai chương trình này trên cơ sở được sự đồng ý của người điều kiển phương tiện về việc cho phép theo dõi đầy đủ các hành vi của họ. Ban đầu việc áp dụng công nghệ này ban đầu sẽ mang tính tự nguyện, tuy nhiên trong một tương lai không xa đây có thể sẽ trở thành một điều khoản bắt buộc trong các hợp đồng bảo hiểm đối với các loại xe ôtô.
5. Tính năng hiển thị hình ảnh trên kính lái
Công nghệ Head-Up Display (HUD) đã trải qua một chặng đường dài nghiên cứu và phát triển. Với công nghệ này người điều khiển phương tiện có thể theo dõi tốc độ, hướng chuyển động, các thông tin về thông số máy móc cũng như các cảnh báo ngay trên kính lái mà không phải cúi xuống cụm điều khiển trung tâm để xem thông tin. Từ năm 2015 đến năm 2020 sẽ là giai đoạn phát triển của những chiếc kính ôtô có khả năng hiển thị hình ảnh một cách sống động chứ không chỉ có chức năng chắn gió đơn thuần.
6. Tính năng dừng khởi động xe từ xa
Công nghệ này đã tồn tại và được các nhà sản xuất điện thoại di động áp dụng rất thành công trên một số dòng sản phẩm. Trong những năm gần đây các công ty viễn thông đã giúp lực lượng cảnh sát bắt giữ nhanh chóng những kẻ phạm tội tẩu thoát trên những chiếc xe bị ăn cắp bằng cách khởi động tính năng tắt động cơ từ xa. Cho đến năm 2020, những chiếc xe có khả năng cho phép tắt máy từ xa sẽ không còn xa lạ.
7. Hoạt động giám sát y tế
Mới đây, tập đoàn sản xuất ôtô hàng đầu của Mỹ Ford Motor đã nghiên cứu phát triển ý tưởng về việc tích hợp bộ cảm biến trên an toàn để theo dõi tình hình sức khỏe của người điều khiển phương tiện. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ giám sát ý tế có nghĩa là hầu hết các chiếc xe sẽ không chỉ là phương tiện để di chuyển mà còn là một bác sĩ cá nhân luôn theo bạn tới bất kỳ đâu. Còn gì yên tâm hơn khi sở hữu một chiếc có thể tự liên lạc để yêu cầu hỗ trợ y tế khi phát hiện tài xế bị một cơn đau tim đột ngột.
8. Siêu xe sử dụng động cơ 4 xi-lanh
Đóng vai trò tiên phong trong áp dụng công nghệ này phải kể đến siêu phẩm Ford GT trang bị động cơ 3,5 lít V6 EcoBoost turbin tăng áp kép, cho công suất tối đa 600 mã lực. Đến năm 2020 những chiếc siêu xe có vận tốc lên đến hơn 320km/h sẽ trở nên phổ biến mà khởi nguồn của giấc mơ ấy chính là động cơ 4 xi-lanh.
9. Ô tô thông minh
Đến năm 2020, hầu hết mọi chiếc ôtô đều được kết nối internet và khi đó bạn có thể truy cập Facebook, Twitter và e-mail ngay trong “ngôi nhà di động” của mình mà không cần tới sự hỗ trợ của bất kỳ chiếc smart phone nào. Hy vọng rằng cùng với công nghệ hiển thị hình ảnh HUD, chúng ta sẽ có những thông tin cập nhật mới nhất được hiển thị rõ ràng ngay trên kính ôtô của mình.
10. Những chiếc xe có khả năng thay đổi hình dạng
Thời gian qua, khi nhu cầu về các dòng xe SUV cỡ nhỏ có vẻ như đang chững lại thì doanh số bán hàng của những chiếc xe bán xe tải lại có những bước tiến nhảy vọt. Hãy tưởng tượng một chiếc SUV với trọng lượng nhẹ và động cơ tiên tiến mà lại có khả năng thay đổi hình dạng để trở thành một chiếc xe tải. Một chiếc xe tải và một chiếc SUV tích hợp trong cùng một chiếc xe, tại sao lại không thể?
Dưới đây là top 10 công nghệ tiên tiến hàng đầu
1. Xe ôtô tự hành
Có khi nào bạn tự hỏi về khả năng sở hữu một chiếc xe ôtô có đầy đủ những tính năng dường như chỉ có trong các bộ phim khoa học viễn tưởng? Mới đây nhất, tại cuộc triển lãm công nghệ ôtô Detroit 2015, các hãng sản xuất ôtô nổi tiếng trên thế giới đã cho ra mắt những dòng sản phẩm với những công nghệ được xem là chỉ có “trong mơ”. Dưới đây là top 10 công nghệ tiên tiến hàng đầu sẽ được các nhà sản xuất ôtô áp dụng trên hầu hết các sản phẩm của họ trước năm 2020.
Khoảng thời gian 5 năm có thể là quá ngắn để cho ra đời một chiếc xe có thể tự điều khiển ở bất cứ đâu hay bất kỳ lúc nào mà không cần sự giám sát của con người. Nhưng vào năm 2020, chúng ta sẽ có một chiếc xe ôtô với khả năng tự chủ hoàn toàn trong một số trường hợp đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng đường giao thông cũng như không chịu ảnh hưởng bởi một số điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Và ngay từ bây giờ hãy bắt đầu suy nghĩ về những trò tiêu khiển bạn cần làm trên suốt chặng đường dài mà không hề phải chịu đựng sự căng thẳng của việc ngồi sau tay lái!
2. Hệ thống điều khiển tự chủ
Vấn đề này liên quan tới công nghệ tự động hóa, tuy nhiên sự khác biệt ở đây là việc chiếc xe có thể bất chấp lệnh của người điều khiển và đưa ra những quyết định riêng của mình trong một số trường hợp phát hiện những mối nguy hiểm có thể xảy ra. Ngày nay, chúng ta đã có những chiếc ôtô tự dừng lại nếu bạn không dùng hệ thống phanh. Nhưng vào năm 2020, chiếc xe ôtô sẽ tự động kích hoạt hệ thống phanh ngay cả khi người lái xe có sự nhầm lẫn trong việc sử dụng chân ga. Sự phát triển ngày càng cao của công nghệ cảm biến sẽ cho phép một sự thay đổi căn bản đó là chiếc xe sẽ đưa ra quyết định cuối cùng chứ không phải là người lái xe.
3. Khởi động phương tiện bằng phương pháp sinh trắc học
Đây không phải là một công nghệ mới được áp dụng để đảm bảo an ninh. Với sự ứng dụng ngày càng rộng rãi của công nghệ sinh trắc học, trong tương lai chúng ta sẽ có thể mở khóa và khởi động xe của mình mà không cần bất cứ điều gì nhiều hơn ngoài một dấu vân tay, một cái nhìn hay thậm chí chỉ là một khẩu lệnh.
4. Theo dõi xe toàn diện
Các công ty bảo hiểm và chính phủ ở một số quốc gia đã lên kế hoạch về việc triển khai công nghệ theo dõi toàn diện nhằm kiểm soát lộ trình cũng như hành vi của người điều khiển phương tiện giao thông. Đến năm 2020, một số công ty bảo hiểm sẽ phối hợp với các nhà sản xuất đưa ra một mức giá hợp lý nhằm triển khai chương trình này trên cơ sở được sự đồng ý của người điều kiển phương tiện về việc cho phép theo dõi đầy đủ các hành vi của họ. Ban đầu việc áp dụng công nghệ này ban đầu sẽ mang tính tự nguyện, tuy nhiên trong một tương lai không xa đây có thể sẽ trở thành một điều khoản bắt buộc trong các hợp đồng bảo hiểm đối với các loại xe ôtô.
5. Tính năng hiển thị hình ảnh trên kính lái
Công nghệ Head-Up Display (HUD) đã trải qua một chặng đường dài nghiên cứu và phát triển. Với công nghệ này người điều khiển phương tiện có thể theo dõi tốc độ, hướng chuyển động, các thông tin về thông số máy móc cũng như các cảnh báo ngay trên kính lái mà không phải cúi xuống cụm điều khiển trung tâm để xem thông tin. Từ năm 2015 đến năm 2020 sẽ là giai đoạn phát triển của những chiếc kính ôtô có khả năng hiển thị hình ảnh một cách sống động chứ không chỉ có chức năng chắn gió đơn thuần.
6. Tính năng dừng khởi động xe từ xa
Công nghệ này đã tồn tại và được các nhà sản xuất điện thoại di động áp dụng rất thành công trên một số dòng sản phẩm. Trong những năm gần đây các công ty viễn thông đã giúp lực lượng cảnh sát bắt giữ nhanh chóng những kẻ phạm tội tẩu thoát trên những chiếc xe bị ăn cắp bằng cách khởi động tính năng tắt động cơ từ xa. Cho đến năm 2020, những chiếc xe có khả năng cho phép tắt máy từ xa sẽ không còn xa lạ.
7. Hoạt động giám sát y tế
Mới đây, tập đoàn sản xuất ôtô hàng đầu của Mỹ Ford Motor đã nghiên cứu phát triển ý tưởng về việc tích hợp bộ cảm biến trên an toàn để theo dõi tình hình sức khỏe của người điều khiển phương tiện. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ giám sát ý tế có nghĩa là hầu hết các chiếc xe sẽ không chỉ là phương tiện để di chuyển mà còn là một bác sĩ cá nhân luôn theo bạn tới bất kỳ đâu. Còn gì yên tâm hơn khi sở hữu một chiếc có thể tự liên lạc để yêu cầu hỗ trợ y tế khi phát hiện tài xế bị một cơn đau tim đột ngột.
8. Siêu xe sử dụng động cơ 4 xi-lanh
Đóng vai trò tiên phong trong áp dụng công nghệ này phải kể đến siêu phẩm Ford GT trang bị động cơ 3,5 lít V6 EcoBoost turbin tăng áp kép, cho công suất tối đa 600 mã lực. Đến năm 2020 những chiếc siêu xe có vận tốc lên đến hơn 320km/h sẽ trở nên phổ biến mà khởi nguồn của giấc mơ ấy chính là động cơ 4 xi-lanh.
9. Ô tô thông minh
Đến năm 2020, hầu hết mọi chiếc ôtô đều được kết nối internet và khi đó bạn có thể truy cập Facebook, Twitter và e-mail ngay trong “ngôi nhà di động” của mình mà không cần tới sự hỗ trợ của bất kỳ chiếc smart phone nào. Hy vọng rằng cùng với công nghệ hiển thị hình ảnh HUD, chúng ta sẽ có những thông tin cập nhật mới nhất được hiển thị rõ ràng ngay trên kính ôtô của mình.
10. Những chiếc xe có khả năng thay đổi hình dạng
Thời gian qua, khi nhu cầu về các dòng xe SUV cỡ nhỏ có vẻ như đang chững lại thì doanh số bán hàng của những chiếc xe bán xe tải lại có những bước tiến nhảy vọt. Hãy tưởng tượng một chiếc SUV với trọng lượng nhẹ và động cơ tiên tiến mà lại có khả năng thay đổi hình dạng để trở thành một chiếc xe tải. Một chiếc xe tải và một chiếc SUV tích hợp trong cùng một chiếc xe, tại sao lại không thể?
Làm thế nào để không bị "nhầm chân phanh và chân ga"?
Để đảm bảo an toàn cho bản thân người lái xe, an toàn cho chiếc xe và cả an toàn cho những người tham gia giao thông khác, chúng ta sẽ phải lưu ý những điểm sau để hạn chế lỗi "nhầm chân phanh và chân ga".
Những vụ tai nạn liên hoàn trong suốt thời gian qua thường đều có cùng một nguyên nhân do lái xe bị "nhầm chân phanh và chân ga". Vậy chúng ta cần chú ý điểm gì để không mắc phải vấn đề này??
Đối với các lái xe - dù là lái xe lâu năm hay lái mới - thì đều có thể mắc lỗi "nhầm chân phanh và chân ga" khi lơ đãng trong lúc điều khiển xe ôtô sử dụng hộp số tự động. Trong thực tế đã chứng minh, rất nhiều vụ tai nạn liên hoàn với hậu quả thảm khốc đã xảy ra trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam.
Một số vụ tai nạn với nguyên nhân "nhầm chân phanh và chân ga" có thể kể đến như vụ chiếc Audi A8L của ca sĩ Hồ Ngọc Hà do Lái xe Nguyễn Duy Tân (SN 1990 tại Nhà Bè, TP.HCM) cầm lái bất ngờ chồm lên lao vào đám đông khiến 11 người (có trẻ em) bị thương tại sân bay Tân Sơn Nhất. Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vào ngày 22/10 tại huyện Ea H’leo (Đắk Lắk), nữ tài xế Lưu Thị Thanh Tuyền (26 tuổi, ở thị trấn Ea Đrăng) đã đạp nhần chân phanh thành chân ga Và mới đây nhất chính là vụ chiếc Land Rover Discovery Sport đã đâm xuyên qua vòng xoay Dân Chủ tại Sài Gòn gây tai nạn liên hoàn với 4 chiếc xe máy trước khi lao thẳng vào một đại lý bán xe máy Honda.
1. Chân không rời sàn:
Khi điều khiển một chiếc xe ôtô với hộp số tự động AT thì người lái xe cần chú ý điều chỉnh ghế lái và vị trí ngồi sao cho thoải mái nhất, chân phanh và chân ga luôn nằm trong tầm đạp của chân,... điều này sẽ giúp cho người lái có thể tư thế ngồi thoải mái và chân điều khiển phanh/ga linh hoạt không bị "cứng" khi xử lý tình huống.
Vị trí gót chân thẳng hàng với bàn đạp phanh và người lái xe chỉ xoay cổ chân để sử dụng bàn đạp ga hoặc bàn đạp phanh.
Tiếp theo đó, lái xe cần giữ vững nguyên tắc gót chân không rời sàn xe, chỉ sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh. Lúc này, gót chân phải để ở vị trí thẳng hàng với bàn đạp phanh và chỉ sử dụng nửa bàn chân phía trước xoay qua xoay lại giữa 2 bên chân phanh và chân ga. Việc giữ vững gót bàn chân dưới sàn giúp vị trí của chân luôn đúng, tránh tình trạng nhầm giữa chân phanh/ga và đặc biệt là có thể dễ dàng điều chỉnh lực ga hay lực phanh.
2. Rời chân ga - Rà chân phanh:
Nhấc chân ra khỏi chân ga ngay lập tức chuyển sang chân phanh để tạo thói quen kiểm soát tốc độ của xe.
Các lái xe nên giữ thói quen “rời chân ga - rà chân phanh” - có nghĩa là ngay khi nhấc chân phải khỏi chân ga thì ngay lập tức xoay chân phải sang chân phanh để hình thành thói quen luôn sẵn sàng phanh trong mọi tình huống. Hành động này nên được tập thành thói quen ngay cả khi không có tình huống nguy hiểm vì nó giúp tài xế luôn trong tình trạng sẵn sàng phanh, thay vì nhấn ga.
3. Về số N hoặc P khi dừng đỗ xe
Tạo thói quen về số N hoặc số D khi dừng đỗ xe.
Nhiều lái xe khi dừng/đỗ xe thường vẫn giữ nguyên hộp số ở D và đạp chân phanh. Tuy nhiên, chỉ cần một chút lơ là không chú ý, rất có thể các lái xe sao nhãng và buôn chân phanh. Và khi phát hiện ra thì nhiều lái xe lại trở nên "luống cuống" và tiếp tục đạp vào chân ga dẫn đến việc chiếc xe "rồ lên" và lao vào những người đi phía trước. Chính vì thế, trong những tình huống dừng đỗ xe, các lái xe nên chú ý về số N hoặc P để chiếc xe không bị lực kéo của động cơ đẩy về phía trước.
4. Tạo thói quen kéo phanh tay khi dừng đỗ
Kéo phanh tay khi dừng đỗ xe.
Thói quen kéo phanh tay cũng rất cần thiết để hạn chế những vụ tai nạn do "nhầm chân phanh và chân ga". Trong một số trường hợp thực tế được ghi nhận, nhiều lái xe khi dừng đỗ bất ngờ gặp "ảo giác" là xe mình đang bị trôi về phía sau do thấy xe 2 bên đang tiến về phía trước nên vội vàng đạp ga. Nhưng thực tế lại do "tính tương đối" khi bạn đứng im và các xe khác di chuyển sẽ dễ sinh ra nhầm lẫn rằng xe mình đang bị trôi.
Chính vì thế, việc kéo phanh tay cũng sẽ giúp các bạn chủ động hơn khi biết chắc chắn rằng không phải xe bị trôi, từ đó bình tĩnh hơn trong việc xử lý giữa chân phanh và chân ga.
5. Tập trung và bình tĩnh khi điều khiển ôtô
Quan trọng nhất người lái xe ôtô chính là cần sự tập trung và bình tĩnh trong khi lái và ngay cả khi đã dừng xe. Sự tập trung sẽ giúp người lái xe luôn kiểm soát được bản thân cùng chân ga và chân phanh, giúp cho việc điều khiển chiếc xe nhuần nhuyễn, an toàn hơn. Bên cạnh đó, sự bình tĩnh sẽ giúp các lái xe không bị "cà cuống" rồi nhầm lẫn phanh và ga khi gặp tình huống bất ngờ khi tham gia giao thông.
Chúc các bạn lái xe an toàn!
Những vụ tai nạn liên hoàn trong suốt thời gian qua thường đều có cùng một nguyên nhân do lái xe bị "nhầm chân phanh và chân ga". Vậy chúng ta cần chú ý điểm gì để không mắc phải vấn đề này??
Đối với các lái xe - dù là lái xe lâu năm hay lái mới - thì đều có thể mắc lỗi "nhầm chân phanh và chân ga" khi lơ đãng trong lúc điều khiển xe ôtô sử dụng hộp số tự động. Trong thực tế đã chứng minh, rất nhiều vụ tai nạn liên hoàn với hậu quả thảm khốc đã xảy ra trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam.
Một số vụ tai nạn với nguyên nhân "nhầm chân phanh và chân ga" có thể kể đến như vụ chiếc Audi A8L của ca sĩ Hồ Ngọc Hà do Lái xe Nguyễn Duy Tân (SN 1990 tại Nhà Bè, TP.HCM) cầm lái bất ngờ chồm lên lao vào đám đông khiến 11 người (có trẻ em) bị thương tại sân bay Tân Sơn Nhất. Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng vào ngày 22/10 tại huyện Ea H’leo (Đắk Lắk), nữ tài xế Lưu Thị Thanh Tuyền (26 tuổi, ở thị trấn Ea Đrăng) đã đạp nhần chân phanh thành chân ga Và mới đây nhất chính là vụ chiếc Land Rover Discovery Sport đã đâm xuyên qua vòng xoay Dân Chủ tại Sài Gòn gây tai nạn liên hoàn với 4 chiếc xe máy trước khi lao thẳng vào một đại lý bán xe máy Honda.
1. Chân không rời sàn:
Khi điều khiển một chiếc xe ôtô với hộp số tự động AT thì người lái xe cần chú ý điều chỉnh ghế lái và vị trí ngồi sao cho thoải mái nhất, chân phanh và chân ga luôn nằm trong tầm đạp của chân,... điều này sẽ giúp cho người lái có thể tư thế ngồi thoải mái và chân điều khiển phanh/ga linh hoạt không bị "cứng" khi xử lý tình huống.
Vị trí gót chân thẳng hàng với bàn đạp phanh và người lái xe chỉ xoay cổ chân để sử dụng bàn đạp ga hoặc bàn đạp phanh.
Tiếp theo đó, lái xe cần giữ vững nguyên tắc gót chân không rời sàn xe, chỉ sử dụng chân phải để điều khiển ga và phanh. Lúc này, gót chân phải để ở vị trí thẳng hàng với bàn đạp phanh và chỉ sử dụng nửa bàn chân phía trước xoay qua xoay lại giữa 2 bên chân phanh và chân ga. Việc giữ vững gót bàn chân dưới sàn giúp vị trí của chân luôn đúng, tránh tình trạng nhầm giữa chân phanh/ga và đặc biệt là có thể dễ dàng điều chỉnh lực ga hay lực phanh.
2. Rời chân ga - Rà chân phanh:
Nhấc chân ra khỏi chân ga ngay lập tức chuyển sang chân phanh để tạo thói quen kiểm soát tốc độ của xe.
Các lái xe nên giữ thói quen “rời chân ga - rà chân phanh” - có nghĩa là ngay khi nhấc chân phải khỏi chân ga thì ngay lập tức xoay chân phải sang chân phanh để hình thành thói quen luôn sẵn sàng phanh trong mọi tình huống. Hành động này nên được tập thành thói quen ngay cả khi không có tình huống nguy hiểm vì nó giúp tài xế luôn trong tình trạng sẵn sàng phanh, thay vì nhấn ga.
3. Về số N hoặc P khi dừng đỗ xe
Tạo thói quen về số N hoặc số D khi dừng đỗ xe.
Nhiều lái xe khi dừng/đỗ xe thường vẫn giữ nguyên hộp số ở D và đạp chân phanh. Tuy nhiên, chỉ cần một chút lơ là không chú ý, rất có thể các lái xe sao nhãng và buôn chân phanh. Và khi phát hiện ra thì nhiều lái xe lại trở nên "luống cuống" và tiếp tục đạp vào chân ga dẫn đến việc chiếc xe "rồ lên" và lao vào những người đi phía trước. Chính vì thế, trong những tình huống dừng đỗ xe, các lái xe nên chú ý về số N hoặc P để chiếc xe không bị lực kéo của động cơ đẩy về phía trước.
4. Tạo thói quen kéo phanh tay khi dừng đỗ
Kéo phanh tay khi dừng đỗ xe.
Thói quen kéo phanh tay cũng rất cần thiết để hạn chế những vụ tai nạn do "nhầm chân phanh và chân ga". Trong một số trường hợp thực tế được ghi nhận, nhiều lái xe khi dừng đỗ bất ngờ gặp "ảo giác" là xe mình đang bị trôi về phía sau do thấy xe 2 bên đang tiến về phía trước nên vội vàng đạp ga. Nhưng thực tế lại do "tính tương đối" khi bạn đứng im và các xe khác di chuyển sẽ dễ sinh ra nhầm lẫn rằng xe mình đang bị trôi.
Chính vì thế, việc kéo phanh tay cũng sẽ giúp các bạn chủ động hơn khi biết chắc chắn rằng không phải xe bị trôi, từ đó bình tĩnh hơn trong việc xử lý giữa chân phanh và chân ga.
5. Tập trung và bình tĩnh khi điều khiển ôtô
Quan trọng nhất người lái xe ôtô chính là cần sự tập trung và bình tĩnh trong khi lái và ngay cả khi đã dừng xe. Sự tập trung sẽ giúp người lái xe luôn kiểm soát được bản thân cùng chân ga và chân phanh, giúp cho việc điều khiển chiếc xe nhuần nhuyễn, an toàn hơn. Bên cạnh đó, sự bình tĩnh sẽ giúp các lái xe không bị "cà cuống" rồi nhầm lẫn phanh và ga khi gặp tình huống bất ngờ khi tham gia giao thông.
Chúc các bạn lái xe an toàn!
Túi khí ở trên xe hơi có phải là "bùa hộ mệnh" cho bạn?
Cùng với dây đai an toàn bảo vệ, hệ thống túi khí đã trở thành một trang thiết bị an toàn không thể thiếu trên ô tô ngày nay. Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới bắt buộc tất cả các ô tô bán tại thị trường này đều phải trang bị tối thiểu 2 túi khí cho người lái và hành khách phía trước. Ngày nay, công nghệ phát triển hơn rất nhiều, các xe hơi hiện đại có thể có đến 8 túi khí để bảo vệ người ngồi trong xe.
Gần đây đề tài "vì sao đâm xe nát bét đầu mà túi khí vẫn không bung" trở thành vấn đề nóng trong cộng đồng mạng và người lái xe. Hiểu đúng về túi khí và cách hoạt động của nó là điều rất quan trọng để bạn có thể bảo vệ mình.
Cần phải nói thêm, túi khí không thể thay thế mà chỉ hỗ trợ thêm cho dây an toàn.Túi khí cùng với dây an toàn bảo vệ người ngồi trong xe hiệu quả hơn.Túi khí không hoạt động trong mọi trường hợp tai nạn. Có rất nhiều trường hợp túi khí không bung khi xảy ra tai nạn. Do vậy, bạn đừng ỷ lại vào túi khí, mà phải luôn thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô.
Ở Việt Nam, chưa có tiêu chuẩn nào bắt buộc xe phải trang bị bao nhiêu túi khí, và hiện các xe ô tô phổ biến chỉ gồm 2 túi khí cho người lái và người ngồi phía trước. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến túi khí trước.
Vậy thực tế, hệ thống túi khí hoạt động như thế nào?
Khi xe đang chạy với một vận tốc nhất định, thì mọi đối tượng trên xe cũng chuyển động theo cùng với vận tốc đó. Tuy nhiên, khi va chạm đột ngột xảy ra, vận tốc xe đột ngột giảm về 0, nhưng do lực quán tính, người trên xe vẫn chuyển động tới với vận tốc cũ, dẫn tới người lái văng mạnh phía trước, phần ngực và mặt sẽ bị đập vào tay lái. Hệ thống túi khí ra đời nhằm giảm thiểu tác động va chạm đó.
Nguyên lý hoạt động của túi khí về cơ bản khá đơn giản: Bộ điều khiển điện tử sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến để xác định gia tốc giảm dần của xe. Khi bộ điều khiển nhận được tín hiệu gia tốc giảm dần đủ lớn (bị va chạm) sẽ cung cấp dòng điện kích nổ túi khí tương ứng. Tốc độ nổ túi khí là rất nhanh (khoảng từ 10 đến 40 phần nghìn giây) nên sẽ tạo ra một túi đệm khí tránh cho phần đầu và ngực cửa hành khách va đập trực tiếp vào các phần cứng của xe. Sau khi đã đỡ được hành khách khỏi va chạm, túi khí sẽ tự động xả hơi nhanh chóng để không làm kẹt hành khách trong xe.
Cấu tạo
Về cơ bản, hệ thống túi khí gồm 3 thành phần chính: Túi chứa khí, hệ thống bơm khí và bộ cảm biến va chạm.
Túi khí: Túi khí được làm từ chất liệu sợi nylon và được lắp đặt gói gọn trong vô lăng và bảng điều khiển phía trước.
Bộ cảm biến: Khi xe va chạm trực diện với vật cản với tốc độ 16-24 km/h, bộ cảm biến tự động kích hoạt hệ thống bơm túi khí. Bộ cảm biến cảm nhận va chạm thông qua một gia tốc kế được lắp đặt một chip xử lý siêu nhỏ.
Hệ thống bơm túi khí: Giúp tạo phản ứng hóa học giữa NaN3 và KNO3, tạo thành khí N2 bơm căng các túi khí. Túi khí được bung ra với vận tốc 322 km/h. Cách 1 giây sau khi bung, các túi khí sẽ tự động xẹp xuống.
Quá trình từ lúc bộ cảm biến sensor phát hiện va chạm đến khi túi khí được bơm đầy chỉ diễn ra trong vòng 1 phần 25 giây. Lượng khí gas lớn nén trong thể tích nhỏ khiến túi khí bung ra với tốc độ cực lớn, khoảng 300km/h.
Tuy nhiên, do tốc độ bung của túi khí rất cao nên nó có thể gây nguy hiểm cho người lái nếu ngồi quá gần trong vùng nguy hiểm từ 5-8 cm. Các nghiên cứu cho thấy khoảng cách an toàn từ người lái tới vị trí túi khí là 25cm. Do vậy, bạn cần chú ý tư thế ngồi hợp lý, dựa thẳng lưng ghế và ngồi thẳng lưng, không tỳ sát vào vô lăng. Nếu ngồi ở ghế phụ lái, không ngửa ghế ra phía sau, không đặt chân hay các vật khác lên vị trí chứa túi khí.
Sử dụng túi khí thế nào cho an toàn
Với 2 túi khí và 1 cảm biến trên, túi khí chỉ làm việc khi có va chạm từ phía trước ở tốc độ trên dưới 30km/h. Túi khí không hoạt động trong các trường hợp xe bị lật, va chạm giữa 2 xe cùng chiều, xe bị đâm ngang, xe bị đâm vào vật mảnh mà chưa chạm vào cảm biến (ví dụ đâm vào cột điện).
Minh họa túi khí khi được kích hoạt và bung
Như vậy, túi khí không phải vật hộ mệnh của lái xe trong mọi trường hợp, vì thế, thắt dây an toàn là một cách hiệu quả để phòng tránh va đập thứ cấp trong xe. Hơn nữa, kể cả trong trường hợp bung túi khí, với tốc độ 300km/h, lực nén hoàn toàn có thể gây gãy xương cho người trưởng thành. Vì vậy, thắt dây an toàn cũng là cách để tránh va chạm mạnh với thiết bị an toàn này.
Lưu ý về hành khách:
Tuyệt đối không cho trẻ em ngồi trên lòng người khác, đặc biệt là ghế trước. Bởi khi phanh gấp hay đổi hướng lái đột ngột, trẻ em sẽ bị văng ra theo quán tính, hết sức nguy hiểm.
Không cho trẻ em, người già, phụ nữ có thai ngồi hàng ghế trước, khi gặp sự cố, túi khí nổ nhiều khi sẽ gây phản tác dụng.
Không dịch ghế quá gần đến vị trí đặt túi khí, không gác chân, đặt đồ lên khoảng không gian mà túi khí có thể bung ra. Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa người và túi khí là 25cm.
Kiểm tra túi khí trên xe
Để biết túi khí trên xe có hoạt động hay không cần chú ý đèn báo hiển thị trên mặt táp lô. Hệ thống này có chức năng theo dõi cụm cảm biến túi khí, nguồn điện và bộ bơm.
Đèn báo này sáng khi bật khóa điện và tắt đi sau khoảng 6 giây. Nếu đèn báo hiệu không sáng, hoặc không tắt trong suốt quá trình lái thì túi khí hoặc hệ thống báo gặp sự cố, cần kiểm tra ngay lập tức.
Chúc các bạn lái xe an toàn!
Gần đây đề tài "vì sao đâm xe nát bét đầu mà túi khí vẫn không bung" trở thành vấn đề nóng trong cộng đồng mạng và người lái xe. Hiểu đúng về túi khí và cách hoạt động của nó là điều rất quan trọng để bạn có thể bảo vệ mình.
Cần phải nói thêm, túi khí không thể thay thế mà chỉ hỗ trợ thêm cho dây an toàn.Túi khí cùng với dây an toàn bảo vệ người ngồi trong xe hiệu quả hơn.Túi khí không hoạt động trong mọi trường hợp tai nạn. Có rất nhiều trường hợp túi khí không bung khi xảy ra tai nạn. Do vậy, bạn đừng ỷ lại vào túi khí, mà phải luôn thắt dây an toàn khi ngồi trên ô tô.
Ở Việt Nam, chưa có tiêu chuẩn nào bắt buộc xe phải trang bị bao nhiêu túi khí, và hiện các xe ô tô phổ biến chỉ gồm 2 túi khí cho người lái và người ngồi phía trước. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến túi khí trước.
Vậy thực tế, hệ thống túi khí hoạt động như thế nào?
Khi xe đang chạy với một vận tốc nhất định, thì mọi đối tượng trên xe cũng chuyển động theo cùng với vận tốc đó. Tuy nhiên, khi va chạm đột ngột xảy ra, vận tốc xe đột ngột giảm về 0, nhưng do lực quán tính, người trên xe vẫn chuyển động tới với vận tốc cũ, dẫn tới người lái văng mạnh phía trước, phần ngực và mặt sẽ bị đập vào tay lái. Hệ thống túi khí ra đời nhằm giảm thiểu tác động va chạm đó.
Nguyên lý hoạt động của túi khí về cơ bản khá đơn giản: Bộ điều khiển điện tử sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến để xác định gia tốc giảm dần của xe. Khi bộ điều khiển nhận được tín hiệu gia tốc giảm dần đủ lớn (bị va chạm) sẽ cung cấp dòng điện kích nổ túi khí tương ứng. Tốc độ nổ túi khí là rất nhanh (khoảng từ 10 đến 40 phần nghìn giây) nên sẽ tạo ra một túi đệm khí tránh cho phần đầu và ngực cửa hành khách va đập trực tiếp vào các phần cứng của xe. Sau khi đã đỡ được hành khách khỏi va chạm, túi khí sẽ tự động xả hơi nhanh chóng để không làm kẹt hành khách trong xe.
Cấu tạo
Về cơ bản, hệ thống túi khí gồm 3 thành phần chính: Túi chứa khí, hệ thống bơm khí và bộ cảm biến va chạm.
Túi khí: Túi khí được làm từ chất liệu sợi nylon và được lắp đặt gói gọn trong vô lăng và bảng điều khiển phía trước.
Bộ cảm biến: Khi xe va chạm trực diện với vật cản với tốc độ 16-24 km/h, bộ cảm biến tự động kích hoạt hệ thống bơm túi khí. Bộ cảm biến cảm nhận va chạm thông qua một gia tốc kế được lắp đặt một chip xử lý siêu nhỏ.
Hệ thống bơm túi khí: Giúp tạo phản ứng hóa học giữa NaN3 và KNO3, tạo thành khí N2 bơm căng các túi khí. Túi khí được bung ra với vận tốc 322 km/h. Cách 1 giây sau khi bung, các túi khí sẽ tự động xẹp xuống.
Quá trình từ lúc bộ cảm biến sensor phát hiện va chạm đến khi túi khí được bơm đầy chỉ diễn ra trong vòng 1 phần 25 giây. Lượng khí gas lớn nén trong thể tích nhỏ khiến túi khí bung ra với tốc độ cực lớn, khoảng 300km/h.
Tuy nhiên, do tốc độ bung của túi khí rất cao nên nó có thể gây nguy hiểm cho người lái nếu ngồi quá gần trong vùng nguy hiểm từ 5-8 cm. Các nghiên cứu cho thấy khoảng cách an toàn từ người lái tới vị trí túi khí là 25cm. Do vậy, bạn cần chú ý tư thế ngồi hợp lý, dựa thẳng lưng ghế và ngồi thẳng lưng, không tỳ sát vào vô lăng. Nếu ngồi ở ghế phụ lái, không ngửa ghế ra phía sau, không đặt chân hay các vật khác lên vị trí chứa túi khí.
Sử dụng túi khí thế nào cho an toàn
Với 2 túi khí và 1 cảm biến trên, túi khí chỉ làm việc khi có va chạm từ phía trước ở tốc độ trên dưới 30km/h. Túi khí không hoạt động trong các trường hợp xe bị lật, va chạm giữa 2 xe cùng chiều, xe bị đâm ngang, xe bị đâm vào vật mảnh mà chưa chạm vào cảm biến (ví dụ đâm vào cột điện).
Minh họa túi khí khi được kích hoạt và bung
Như vậy, túi khí không phải vật hộ mệnh của lái xe trong mọi trường hợp, vì thế, thắt dây an toàn là một cách hiệu quả để phòng tránh va đập thứ cấp trong xe. Hơn nữa, kể cả trong trường hợp bung túi khí, với tốc độ 300km/h, lực nén hoàn toàn có thể gây gãy xương cho người trưởng thành. Vì vậy, thắt dây an toàn cũng là cách để tránh va chạm mạnh với thiết bị an toàn này.
Lưu ý về hành khách:
Tuyệt đối không cho trẻ em ngồi trên lòng người khác, đặc biệt là ghế trước. Bởi khi phanh gấp hay đổi hướng lái đột ngột, trẻ em sẽ bị văng ra theo quán tính, hết sức nguy hiểm.
Không cho trẻ em, người già, phụ nữ có thai ngồi hàng ghế trước, khi gặp sự cố, túi khí nổ nhiều khi sẽ gây phản tác dụng.
Không dịch ghế quá gần đến vị trí đặt túi khí, không gác chân, đặt đồ lên khoảng không gian mà túi khí có thể bung ra. Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa người và túi khí là 25cm.
Kiểm tra túi khí trên xe
Để biết túi khí trên xe có hoạt động hay không cần chú ý đèn báo hiển thị trên mặt táp lô. Hệ thống này có chức năng theo dõi cụm cảm biến túi khí, nguồn điện và bộ bơm.
Đèn báo này sáng khi bật khóa điện và tắt đi sau khoảng 6 giây. Nếu đèn báo hiệu không sáng, hoặc không tắt trong suốt quá trình lái thì túi khí hoặc hệ thống báo gặp sự cố, cần kiểm tra ngay lập tức.
Chúc các bạn lái xe an toàn!
Vì sao xe tải lại có 18 bánh xe ?
Từ năm 1968 – 1970, Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đã đưa ra các tiêu chuẩn côngtenơ hóa quy định kích thước, trọng lượng và tiêu chuẩn chiều dài của container. Trong đó có 5 tiêu chuẩn được chọn, theo đó, hầu hết các container có chiều dài 6,1m, 12,2m và trung bình container 12,2m có thể chở 30 tấn Mỹ hàng hóa bên trong (tương đương 27.215 kg).
Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao xe tải có 18 bánh ? Đơn thuần để trang trí, để tăng thêm độ bền hay còn nguyên do kỹ thuật nào khác ? Hãy cùng đi tìm câu trả lời thực sự.
Ở Việt Nam, xe tải, xe đầu kéo (semi-truck) thường được ví như “hung thần”, tuy nhiên nó lại đóng góp vai trò to lớn trong ngành kho vận, thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế. Dù là xe chở đồ điện tử tới các cửa hàng điện máy, xe vận chuyển nhiên liệu, hay chỉ đơn giản là chở rau củ quả tới một trung tâm phân phối lớn, không thể phủ nhận xe tải đóng vai trò quan trọng trong cỗ máy công nghiệp. Tàu hỏa và máy bay có thể xử lý công việc vận chuyển khẩn cấp nhất, nhưng chính những chiếc xe tải to lớn kềnh càng mới đảm nhiệm công việc chuyên chở hàng hóa mỗi ngày và thực hiện khâu cuối cùng trong một mạng lưới phân phối phức tạp.
Đến đây nhiều người sẽ thắc mắc: Tại sao 18 bánh xe lại trở thành tiêu chuẩn của các dòng xe semi truck? Câu trả lời thật đơn giản: đó là cái gọi là “containerization” (côngtenơ hóa). Côngtenơ (Container) là hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức sử dụng các container theo tiêu chuẩn ISO để có thể sắp xếp trên các tàu container, toa xe lửa, xe tải chuyên dụng. Container là một yếu tố quan trọng của cuộc cách mạng trong ngành vận tải, đã góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành vận tải trong thế kỷ 20.
Nhiều thập niên trước khi các mẫu xe tải 18 bánh xuất hiện trên thị trường và có mặt tại Walmart (Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới), khi đó hàng hóa được chuyên chở khắp thế giới trong những chiếc xe phân kiện. Thay vì đóng gói tất cả các mặt hàng trong một xe côngtenơ, các lô hàng được phân thành những kiện hàng riêng và được chất lên thuyền hay xe tải. Phương pháp vận chuyển kiểu này rất mệt mỏi và đòi hỏi nhiều nhân công, chưa kể mỗi lần một con tàu cập bến, người ta lại phải bày la liệt hàng hóa ra xung quanh để có thêm chỗ chứa hàng trên xe. Cuối cùng, hàng đã bốc dỡ sẽ được lưu trong kho trước khi các xe tải khác tới chở những món hàng đó đến địa điểm theo yêu cầu. Rõ ràng đó không phải một phương thức hiệu quả.
Dần dà, người ta bắt đầu nghĩ tới một phương pháp vận chuyển khác – côngtenơ hóa – bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào cuối thế kỷ 18 dưới hình thức thuyền hộp và xe ngựa kiểu Anh đi qua phà và chạy bằng than đá. Về cơ bản, các công ty vận chuyển thiết kế những thùng hộp lớn để chứa được nhiều đồ và xếp chồng lên nhau trên tàu viễn dương, sau đó sẽ được bốc dỡ. Từ đây, những thùng hộp đó có thể được để trực tiếp phía sau xe tải và được chở đến điểm nhận hàng.
Tuy nhiên, chở hàng trọng lượng lớn sẽ chịu thuế đường bộ. Bộ Giao thông Hoa Kỳ đặt giới hạn 40 tấn Mỹ đối với trọng lượng tổng thực tế bao gồm cả bao bì, 6 tấn Mỹ cho trục lái, 10 tấn mỗi trục bánh xe và 17 tấn mỗi chi tiết tăng-đem (loại xe đạp có yên và bàn đạp cho hai hoặc nhiều người, người nọ ngồi sau người kia cùng nhau đạp). Để có thể dịch chuyển các container qua lại trên mặt đất, người ta cần thêm nhiều bánh xe và trục xe để đáp ứng các tiêu chuẩn nói trên, nghĩa là các toa moóc tải trọng 30 tấn Mỹ cần ít nhất 3 trục và 12 lốp xe. Những xe tải lớn hơn cần trục thứ 3 ở mặt sau toa moóc, và các toa moóc được gắn trục thứ 2 gồm 4 bánh xe. Như vậy có thể thấy có tổng cộng 4 trục với 4 bánh xe ở mỗi trục, và một trục – trục lái – có 2 bánh, do đó tổng cộng một xe tải sẽ có 18 bánh xe.
Sơ đồ đơn giản của một chiếc xe tải 18 bánh: 1 cặp bánh dẫn hướng, 4 cặp bánh trục lái, và 4 cặp bánh ở rơ-móc kéo phía sau.
Liên hiệp các hãng xe tải và công ty vận chuyển đã tạo sức ép để Quốc hội Mỹ cho phép các bang tăng giới hạn trọng lượng của xe tải lên 45,5 tấn với 6 trục xe thay vì 40 tấn, 5 trục lúc bấy giờ. Đây được xem như biện pháp để giảm chi phí và tăng lượng hàng hóa trên mỗi chuyến xe. Các công ty vận chuyển thì cho rằng chừng nào trọng lượng hành lý phụ trội được áp dụng rộng rãi, khi đó sẽ không còn tổn thất cho đường bộ - và xe tải sẽ có 22 bánh thay vì 18 bánh tiêu chuẩn như hiện nay.
Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao xe tải có 18 bánh ? Đơn thuần để trang trí, để tăng thêm độ bền hay còn nguyên do kỹ thuật nào khác ? Hãy cùng đi tìm câu trả lời thực sự.
Ở Việt Nam, xe tải, xe đầu kéo (semi-truck) thường được ví như “hung thần”, tuy nhiên nó lại đóng góp vai trò to lớn trong ngành kho vận, thúc đẩy lưu thông hàng hóa và phát triển kinh tế. Dù là xe chở đồ điện tử tới các cửa hàng điện máy, xe vận chuyển nhiên liệu, hay chỉ đơn giản là chở rau củ quả tới một trung tâm phân phối lớn, không thể phủ nhận xe tải đóng vai trò quan trọng trong cỗ máy công nghiệp. Tàu hỏa và máy bay có thể xử lý công việc vận chuyển khẩn cấp nhất, nhưng chính những chiếc xe tải to lớn kềnh càng mới đảm nhiệm công việc chuyên chở hàng hóa mỗi ngày và thực hiện khâu cuối cùng trong một mạng lưới phân phối phức tạp.
Đến đây nhiều người sẽ thắc mắc: Tại sao 18 bánh xe lại trở thành tiêu chuẩn của các dòng xe semi truck? Câu trả lời thật đơn giản: đó là cái gọi là “containerization” (côngtenơ hóa). Côngtenơ (Container) là hệ thống vận chuyển hàng hóa đa phương thức sử dụng các container theo tiêu chuẩn ISO để có thể sắp xếp trên các tàu container, toa xe lửa, xe tải chuyên dụng. Container là một yếu tố quan trọng của cuộc cách mạng trong ngành vận tải, đã góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành vận tải trong thế kỷ 20.
Nhiều thập niên trước khi các mẫu xe tải 18 bánh xuất hiện trên thị trường và có mặt tại Walmart (Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới), khi đó hàng hóa được chuyên chở khắp thế giới trong những chiếc xe phân kiện. Thay vì đóng gói tất cả các mặt hàng trong một xe côngtenơ, các lô hàng được phân thành những kiện hàng riêng và được chất lên thuyền hay xe tải. Phương pháp vận chuyển kiểu này rất mệt mỏi và đòi hỏi nhiều nhân công, chưa kể mỗi lần một con tàu cập bến, người ta lại phải bày la liệt hàng hóa ra xung quanh để có thêm chỗ chứa hàng trên xe. Cuối cùng, hàng đã bốc dỡ sẽ được lưu trong kho trước khi các xe tải khác tới chở những món hàng đó đến địa điểm theo yêu cầu. Rõ ràng đó không phải một phương thức hiệu quả.
Dần dà, người ta bắt đầu nghĩ tới một phương pháp vận chuyển khác – côngtenơ hóa – bắt đầu xuất hiện trên thị trường vào cuối thế kỷ 18 dưới hình thức thuyền hộp và xe ngựa kiểu Anh đi qua phà và chạy bằng than đá. Về cơ bản, các công ty vận chuyển thiết kế những thùng hộp lớn để chứa được nhiều đồ và xếp chồng lên nhau trên tàu viễn dương, sau đó sẽ được bốc dỡ. Từ đây, những thùng hộp đó có thể được để trực tiếp phía sau xe tải và được chở đến điểm nhận hàng.
Tuy nhiên, chở hàng trọng lượng lớn sẽ chịu thuế đường bộ. Bộ Giao thông Hoa Kỳ đặt giới hạn 40 tấn Mỹ đối với trọng lượng tổng thực tế bao gồm cả bao bì, 6 tấn Mỹ cho trục lái, 10 tấn mỗi trục bánh xe và 17 tấn mỗi chi tiết tăng-đem (loại xe đạp có yên và bàn đạp cho hai hoặc nhiều người, người nọ ngồi sau người kia cùng nhau đạp). Để có thể dịch chuyển các container qua lại trên mặt đất, người ta cần thêm nhiều bánh xe và trục xe để đáp ứng các tiêu chuẩn nói trên, nghĩa là các toa moóc tải trọng 30 tấn Mỹ cần ít nhất 3 trục và 12 lốp xe. Những xe tải lớn hơn cần trục thứ 3 ở mặt sau toa moóc, và các toa moóc được gắn trục thứ 2 gồm 4 bánh xe. Như vậy có thể thấy có tổng cộng 4 trục với 4 bánh xe ở mỗi trục, và một trục – trục lái – có 2 bánh, do đó tổng cộng một xe tải sẽ có 18 bánh xe.
Sơ đồ đơn giản của một chiếc xe tải 18 bánh: 1 cặp bánh dẫn hướng, 4 cặp bánh trục lái, và 4 cặp bánh ở rơ-móc kéo phía sau.
Liên hiệp các hãng xe tải và công ty vận chuyển đã tạo sức ép để Quốc hội Mỹ cho phép các bang tăng giới hạn trọng lượng của xe tải lên 45,5 tấn với 6 trục xe thay vì 40 tấn, 5 trục lúc bấy giờ. Đây được xem như biện pháp để giảm chi phí và tăng lượng hàng hóa trên mỗi chuyến xe. Các công ty vận chuyển thì cho rằng chừng nào trọng lượng hành lý phụ trội được áp dụng rộng rãi, khi đó sẽ không còn tổn thất cho đường bộ - và xe tải sẽ có 22 bánh thay vì 18 bánh tiêu chuẩn như hiện nay.
Phố Tăng Bạt Hổ - "2 chiều cũng như 1 chiều"
Do phố bé, một phần đường bên phải được tận dụng để đỗ xe nên các phương tiện (đặc biệt là ô tô) khi đi qua đây sẽ đè vạch và lấn sang làn ngược chiều gây nguy hiểm và khiến nhiều người nhầm tưởng Tăng Bạt Hồ là đường một chiều.
Tại Hà Nội, có những tuyến phố được phép đi 2 chiều nhưng thực tế lưu thông lại thường chỉ mang cảm giác một chiều cho nhiều người lái xe. Điều này khiến nhiều người lái xe ở tỉnh khác khi đi qua dễ bị nhầm lần và mắc lỗi không đáng có.
Tăng Bạt Hổ là một tuyến phố có thể di chuyển ở cả 2 chiều từ phía Nguyễn Công Trứ và phía Phạm Đình Hổ rẽ vào. Tuy nhiên, do thói quen đi lại của người dân đã khiến nhiều người nhầm tưởng rằng Tăng Bạt Hổ là tuyến phố một chiều khi chỉ có một chiều xe đi từ phía Phạm Đình Hổ rẽ vào. Trong khi đó, hướng di chuyển còn lại từ Nguyễn Công Trứ rẽ vào thì lại ít có người di chuyển.
Phố Tăng Bạt Hổ là tuyến phố được phép lưu thông 2 chiều. Chiều từ Nguyễn Công Trứ rẽ vào Tăng Bạt Hổ chỉ cấm xe ôtô.
Chính vì lẽ đó, các phương tiện khi di chuyển từ hướng Phạm Đình Hổ vào Tăng Bạt Hổ thường có xu hướng đè vạch và lấn sang làn dành cho các phương tiện đi ngược chiều khiến càng nhiều người không dám đi vào đường Tăng Bạt Hổ theo chiều ngược lại bởi vừa nguy hiểm lại và vừa có cảm giác giống đường một chiều.
Chiều từ Phạm Đình Hổ rẽ vào Tăng Bạt Hổ.
Chính vì lẽ đó, nếu các bạn là lái xe ô tô đi qua phố Tăng Bạt Hổ thì nên chú ý giữ khoảng cách với các xe đỗ bên lề đường và hạn chế đè vạch sang làn đi ngược chiều để tránh nguy hiểm cho các phương tiện đi ngược lại. Ngoài ra, các phương tiện đi xe máy có thể lưu thông trên phố Tăng Bạt Hổ ở cả hai chiều; tuy nhiên, nên chú ý lái xe cẩn thận trong thời gian này bởi các phương tiện ô tô sẽ đè vạch lấn làn dễ gây nguy hiểm.
Chúc các bạn lái xe an toàn!
Tại Hà Nội, có những tuyến phố được phép đi 2 chiều nhưng thực tế lưu thông lại thường chỉ mang cảm giác một chiều cho nhiều người lái xe. Điều này khiến nhiều người lái xe ở tỉnh khác khi đi qua dễ bị nhầm lần và mắc lỗi không đáng có.
Tăng Bạt Hổ là một tuyến phố có thể di chuyển ở cả 2 chiều từ phía Nguyễn Công Trứ và phía Phạm Đình Hổ rẽ vào. Tuy nhiên, do thói quen đi lại của người dân đã khiến nhiều người nhầm tưởng rằng Tăng Bạt Hổ là tuyến phố một chiều khi chỉ có một chiều xe đi từ phía Phạm Đình Hổ rẽ vào. Trong khi đó, hướng di chuyển còn lại từ Nguyễn Công Trứ rẽ vào thì lại ít có người di chuyển.
Phố Tăng Bạt Hổ là tuyến phố được phép lưu thông 2 chiều. Chiều từ Nguyễn Công Trứ rẽ vào Tăng Bạt Hổ chỉ cấm xe ôtô.
Chính vì lẽ đó, các phương tiện khi di chuyển từ hướng Phạm Đình Hổ vào Tăng Bạt Hổ thường có xu hướng đè vạch và lấn sang làn dành cho các phương tiện đi ngược chiều khiến càng nhiều người không dám đi vào đường Tăng Bạt Hổ theo chiều ngược lại bởi vừa nguy hiểm lại và vừa có cảm giác giống đường một chiều.
Chiều từ Phạm Đình Hổ rẽ vào Tăng Bạt Hổ.
Chính vì lẽ đó, nếu các bạn là lái xe ô tô đi qua phố Tăng Bạt Hổ thì nên chú ý giữ khoảng cách với các xe đỗ bên lề đường và hạn chế đè vạch sang làn đi ngược chiều để tránh nguy hiểm cho các phương tiện đi ngược lại. Ngoài ra, các phương tiện đi xe máy có thể lưu thông trên phố Tăng Bạt Hổ ở cả hai chiều; tuy nhiên, nên chú ý lái xe cẩn thận trong thời gian này bởi các phương tiện ô tô sẽ đè vạch lấn làn dễ gây nguy hiểm.
Chúc các bạn lái xe an toàn!
10 công nghệ giúp cải thiện hiệu suất của xe hơi
Hãng ôtô đã nghiên cứu và tung ra 10 giải pháp giúp cải thiện hiệu suất xe hơi dưới đây.
Để đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về môi trường, tiêu chuẩn an toàn, và chiều lòng khách hàng muốn sở hữu các mẫu xe tốc độ
1. Kiểm soát lái từ tính:
Công nghệ kiểm soát lái từ tính giúp giảm xóc và điều chỉnh tức thì cảm giác lái
Các bộ giảm xóc ôtô được lấp đầy bằng một loại chất lỏng lưu biến từ có chứa nhiều mảnh nam châm siêu nhỏ. Khi tiếp xúc dòng điện trường, những mảnh nam châm này sẽ ngừng trôi tự do, giảm xóc và giúp điều chỉnh tức thì cảm giác lái.
Được áp dụng đối với: Corvettes, Cadillacs, Chevrolet Camaro ZL1, Ford Mustang Shelby GT350, Ferrari 599, Ferrari F12berlinetta, Ferrari California, Audi TT, Audi S3, Audi R8, Acura MDX, Acura ZDX, Range Rover Evoque…
2. Công nghệ đa khóa:
Một số xe được trang bị nhiều khóa khác nhau để kích hoạt các tính năng đa dạng của xe
Một số mẫu xe hơi được trang bị nhiều khóa khác nhau để kích hoạt các tính năng khác nhau của xe. Ví dụ SRT Hellcat đi kèm hai chìa khóa xe: một đỏ và một đen. Chìa màu đỏ cho phép lái xe tận dụng tối đa công suất 707 mã lực của Hellcat, trong khi chìa màu đen giới hạn công suất ở mức có thể kiểm soát song vẫn đáng kể với 500 mã lực.
Tương tự, công nghệ MyKey của hãng xe Ford cũng cho phép khách hàng thiết lập các thuộc tính cho xe bao gồm cảnh báo đai an toàn, giới hạn tốc độ tối đa, đặt nội dung hiển thị trên rađiô và cảnh báo sắp cạn nhiên liệu.
Được áp dụng đối với: Dodge Charger SRT Hellcat, Dodge Challenger SRT Hellcat, Ford.
3. Chân động cơ biến thiên:
Chân động cơ có tác dụng giữ động cơ ổn định và tạo cảm giác thoải mái cho lái xe
Điều chỉnh tốc độ và chuyển hướng chuẩn xác không phải là một thao tác dễ dàng đối với mọi lái xe, nhất là ở những khúc cua gấp. Do đó, các nhà sản xuất ôtô đã thiết kế các chân động cơ để giữ động cơ ổn định trong suốt quá trình lái phức tạp, nhiều địa hình quanh co, tránh hiện tượng rung lắc, song vẫn tạo cảm giác thư giãn thoải mái cho khách hàng. Đặc biệt, hệ thống của mẫu Porsche 911 GT3 tương tự công nghệ lái từ tính, theo đó, độ vững chắc của những chân động cơ được quyết định bởi độ rung của chiếc xe.
Công nghệ chân động cơ biến thiên được áp dụng đối với: Porsche 911 GT3.
4. Các dòng xe hơi hybrid:
Tính năng nổi trội của các xe thể thao hybrid là công suất cao nhưng lượng khí thải thấp
Những mẫu xe thể thao và siêu hybrid là giải pháp sáng tạo nhất đối với bài toán đi tìm xe công suất cao với lượng khí thải thấp ngày nay. Thông qua các môtơ điện, những mẫu xe này lấp đầy các lỗ hổng tại các power band (dải vòng tua) phát sinh bởi số vòng quay nhanh và thời gian trễ tăng áp. Ngoài ra, các môtơ điện còn hỗ trợ để những mẫu xe này có thể chạm tới công suất 1000 mã lực.
Được áp dụng đối với: Ferrari LaFerrari, BMW i8, McLaren P1, Porsche 918 Spyder, Acura NSX…
5. Hộp số ly hợp kép:
Hộp số ly hợp kép sử dụng bộ đôi ly hợp hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau
Hộp số ly hợp kép sử dụng bộ đôi ly hợp cho các số chẵn và lẻ riêng biệt, theo đó, một ly hợp điều khiển các bánh răng cấp số lẻ (1, 3, 5 và số lùi), ly hợp còn lại điều khiển bánh răng gài số chẵn (2, 4 và số lùi). Hộp số này giúp bạn thao tác chuyển số nhanh hơn so với hộp số tự động hay hộp số tay. Hộp số ly hợp kép đặc biệt phổ biến ở các dòng xe thể thao bởi chúng có khả năng chuyển số nhanh và tăng tốc tốt hơn, và không làm gián đoạn hoạt động của động cơ.
Được áp dụng đối với: Porsche PDK, BMW M DCT, Audi S Tronic, VW DSG, Lamborghini LDF, Mercedes ANG SpeedShift, những mẫu xe McLaren hiện nay, Nissan GT-R, Mitsubishi Lancer Evo X.
6. Hệ thống thu dữ liệu vận hành:
Hệ thống thu dữ liệu vận hành (PDR) là sản phẩm công nghệ năm 2015 của GM
Đây là sản phẩm công nghệ trình làng trong năm 2015 của hãng General Motors (GM). Hệ thống thu dữ liệu vận hành (PDR) hoạt động không chỉ như một camera trên bảng điều khiển mà còn như một hệ thống kiểm soát hành trình để giám sát tốc độ, phanh, khả năng tăng tốc, số xe đang cài, thời gian hoàn thành một vòng đua, góc điều hướng và chỉ số G-mét. Về cơ bản, bạn có thể gia nhập một đường đua sử dụng hệ thống PDR để ghi lại thành tích đua tốt nhất bạn đạt được. Và đua lại lần nữa để so sánh giữa các lần đua.
Được áp dụng đối với: Chevrolet Corvette, Cadillac ATS-V, Cadillac CTS-V.
7. Công nghệ ngắt xylanh:
Công nghệ ngắt xylanh ra đời giúp tiết kiệm tối đa nhiên liệu cho động cơ
Để tăng cường khả năng tiết kiệm nhiên liệu, giải pháp đặt ra là ngắt xylanh động cơ. Quá trình này còn được gọi là dung tích xylanh biến thiên bởi khi số lượng xylanh hoạt động thay đổi, dung tích xylanh cũng thay đổi theo. Đó là cách để những mẫu xe như Corvette với động cơ V8 lớn có thể tiết kiệm tối đa nhiên liệu trên đường cao tốc.
Được áp dụng đối với: động cơ V8 của Chrysler Hemi, động cơ V6 và V8 của GM, và động cơ V6 3,5 lít của Honda.
8. Chế độ Ludicrous:
Phiên bản mới của Tesla Model S P90D được trang bị chế độ Ludicrous
Đây là phiên bản cập nhật mới của Tesla Model S P90D được trang bị chế độ Ludicrous với các nâng cấp về phần mềm, pin, và kết cấu mạch điện, giúp chiếc xe có thể tăng tốc từ 0 lên 100 km/h chỉ trong vòng 2,8 giây.
Được áp dụng đối với: Tesla Model S P90D.
9. Hệ thống kiểm soát hành trình chủ động:
Hệ thống kiểm soát hành trình chủ động được phát triển dựa trên rađa và laser cảm ứng
Hệ thống kiểm soát hành trình chủ động hoạt động dựa trên rađa hoặc laser cảm ứng để xác định không gian xung quanh xe bao gồm các làn đường, tốc độ và khoảng cách với các xe khác. Một số hệ thống hoạt động thực sự hiệu quả, cho phép chiếc xe vận hành tự động với vận tốc khoảng 32 km/h.
Được áp dụng đối với: Jeep Grand Cherokee, Mercedes S-Class, BMW, Chrysler 200…
10. Chế độ Drift:
Chế độ Drift giúp kiểm soát độ bám đường tốt hơn
Đây là chế độ kiểm soát độ bám đường được ứng dụng trên mẫu xe siêu “hot” Ford Focus RS phiên bản 2016. Theo đó, chế độ Drift cho phép tắt kiểm soát thăng bằng và chuyển sang ABS (hệ thống chống bó cứng phanh), vi sai cầu sau và giảm xóc.
Được áp dụng đối với: Ford Focus RS 2016.
Để đáp ứng các quy định nghiêm ngặt về môi trường, tiêu chuẩn an toàn, và chiều lòng khách hàng muốn sở hữu các mẫu xe tốc độ
1. Kiểm soát lái từ tính:
Công nghệ kiểm soát lái từ tính giúp giảm xóc và điều chỉnh tức thì cảm giác lái
Các bộ giảm xóc ôtô được lấp đầy bằng một loại chất lỏng lưu biến từ có chứa nhiều mảnh nam châm siêu nhỏ. Khi tiếp xúc dòng điện trường, những mảnh nam châm này sẽ ngừng trôi tự do, giảm xóc và giúp điều chỉnh tức thì cảm giác lái.
Được áp dụng đối với: Corvettes, Cadillacs, Chevrolet Camaro ZL1, Ford Mustang Shelby GT350, Ferrari 599, Ferrari F12berlinetta, Ferrari California, Audi TT, Audi S3, Audi R8, Acura MDX, Acura ZDX, Range Rover Evoque…
2. Công nghệ đa khóa:
Một số xe được trang bị nhiều khóa khác nhau để kích hoạt các tính năng đa dạng của xe
Một số mẫu xe hơi được trang bị nhiều khóa khác nhau để kích hoạt các tính năng khác nhau của xe. Ví dụ SRT Hellcat đi kèm hai chìa khóa xe: một đỏ và một đen. Chìa màu đỏ cho phép lái xe tận dụng tối đa công suất 707 mã lực của Hellcat, trong khi chìa màu đen giới hạn công suất ở mức có thể kiểm soát song vẫn đáng kể với 500 mã lực.
Tương tự, công nghệ MyKey của hãng xe Ford cũng cho phép khách hàng thiết lập các thuộc tính cho xe bao gồm cảnh báo đai an toàn, giới hạn tốc độ tối đa, đặt nội dung hiển thị trên rađiô và cảnh báo sắp cạn nhiên liệu.
Được áp dụng đối với: Dodge Charger SRT Hellcat, Dodge Challenger SRT Hellcat, Ford.
3. Chân động cơ biến thiên:
Chân động cơ có tác dụng giữ động cơ ổn định và tạo cảm giác thoải mái cho lái xe
Điều chỉnh tốc độ và chuyển hướng chuẩn xác không phải là một thao tác dễ dàng đối với mọi lái xe, nhất là ở những khúc cua gấp. Do đó, các nhà sản xuất ôtô đã thiết kế các chân động cơ để giữ động cơ ổn định trong suốt quá trình lái phức tạp, nhiều địa hình quanh co, tránh hiện tượng rung lắc, song vẫn tạo cảm giác thư giãn thoải mái cho khách hàng. Đặc biệt, hệ thống của mẫu Porsche 911 GT3 tương tự công nghệ lái từ tính, theo đó, độ vững chắc của những chân động cơ được quyết định bởi độ rung của chiếc xe.
Công nghệ chân động cơ biến thiên được áp dụng đối với: Porsche 911 GT3.
4. Các dòng xe hơi hybrid:
Tính năng nổi trội của các xe thể thao hybrid là công suất cao nhưng lượng khí thải thấp
Những mẫu xe thể thao và siêu hybrid là giải pháp sáng tạo nhất đối với bài toán đi tìm xe công suất cao với lượng khí thải thấp ngày nay. Thông qua các môtơ điện, những mẫu xe này lấp đầy các lỗ hổng tại các power band (dải vòng tua) phát sinh bởi số vòng quay nhanh và thời gian trễ tăng áp. Ngoài ra, các môtơ điện còn hỗ trợ để những mẫu xe này có thể chạm tới công suất 1000 mã lực.
Được áp dụng đối với: Ferrari LaFerrari, BMW i8, McLaren P1, Porsche 918 Spyder, Acura NSX…
5. Hộp số ly hợp kép:
Hộp số ly hợp kép sử dụng bộ đôi ly hợp hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau
Hộp số ly hợp kép sử dụng bộ đôi ly hợp cho các số chẵn và lẻ riêng biệt, theo đó, một ly hợp điều khiển các bánh răng cấp số lẻ (1, 3, 5 và số lùi), ly hợp còn lại điều khiển bánh răng gài số chẵn (2, 4 và số lùi). Hộp số này giúp bạn thao tác chuyển số nhanh hơn so với hộp số tự động hay hộp số tay. Hộp số ly hợp kép đặc biệt phổ biến ở các dòng xe thể thao bởi chúng có khả năng chuyển số nhanh và tăng tốc tốt hơn, và không làm gián đoạn hoạt động của động cơ.
Được áp dụng đối với: Porsche PDK, BMW M DCT, Audi S Tronic, VW DSG, Lamborghini LDF, Mercedes ANG SpeedShift, những mẫu xe McLaren hiện nay, Nissan GT-R, Mitsubishi Lancer Evo X.
6. Hệ thống thu dữ liệu vận hành:
Hệ thống thu dữ liệu vận hành (PDR) là sản phẩm công nghệ năm 2015 của GM
Đây là sản phẩm công nghệ trình làng trong năm 2015 của hãng General Motors (GM). Hệ thống thu dữ liệu vận hành (PDR) hoạt động không chỉ như một camera trên bảng điều khiển mà còn như một hệ thống kiểm soát hành trình để giám sát tốc độ, phanh, khả năng tăng tốc, số xe đang cài, thời gian hoàn thành một vòng đua, góc điều hướng và chỉ số G-mét. Về cơ bản, bạn có thể gia nhập một đường đua sử dụng hệ thống PDR để ghi lại thành tích đua tốt nhất bạn đạt được. Và đua lại lần nữa để so sánh giữa các lần đua.
Được áp dụng đối với: Chevrolet Corvette, Cadillac ATS-V, Cadillac CTS-V.
7. Công nghệ ngắt xylanh:
Công nghệ ngắt xylanh ra đời giúp tiết kiệm tối đa nhiên liệu cho động cơ
Để tăng cường khả năng tiết kiệm nhiên liệu, giải pháp đặt ra là ngắt xylanh động cơ. Quá trình này còn được gọi là dung tích xylanh biến thiên bởi khi số lượng xylanh hoạt động thay đổi, dung tích xylanh cũng thay đổi theo. Đó là cách để những mẫu xe như Corvette với động cơ V8 lớn có thể tiết kiệm tối đa nhiên liệu trên đường cao tốc.
Được áp dụng đối với: động cơ V8 của Chrysler Hemi, động cơ V6 và V8 của GM, và động cơ V6 3,5 lít của Honda.
8. Chế độ Ludicrous:
Phiên bản mới của Tesla Model S P90D được trang bị chế độ Ludicrous
Đây là phiên bản cập nhật mới của Tesla Model S P90D được trang bị chế độ Ludicrous với các nâng cấp về phần mềm, pin, và kết cấu mạch điện, giúp chiếc xe có thể tăng tốc từ 0 lên 100 km/h chỉ trong vòng 2,8 giây.
Được áp dụng đối với: Tesla Model S P90D.
9. Hệ thống kiểm soát hành trình chủ động:
Hệ thống kiểm soát hành trình chủ động được phát triển dựa trên rađa và laser cảm ứng
Hệ thống kiểm soát hành trình chủ động hoạt động dựa trên rađa hoặc laser cảm ứng để xác định không gian xung quanh xe bao gồm các làn đường, tốc độ và khoảng cách với các xe khác. Một số hệ thống hoạt động thực sự hiệu quả, cho phép chiếc xe vận hành tự động với vận tốc khoảng 32 km/h.
Được áp dụng đối với: Jeep Grand Cherokee, Mercedes S-Class, BMW, Chrysler 200…
10. Chế độ Drift:
Chế độ Drift giúp kiểm soát độ bám đường tốt hơn
Đây là chế độ kiểm soát độ bám đường được ứng dụng trên mẫu xe siêu “hot” Ford Focus RS phiên bản 2016. Theo đó, chế độ Drift cho phép tắt kiểm soát thăng bằng và chuyển sang ABS (hệ thống chống bó cứng phanh), vi sai cầu sau và giảm xóc.
Được áp dụng đối với: Ford Focus RS 2016.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)