Xe hàng hiện đại thì càng dễ hỏng hơn bởi hệ thống của dòng xe mới nhạy cảm hơn và có dung sai bé hơn. Một tác động nữa của xe sắp hết xăng chính là ảnh hưởng tới tay lái và hệ thống phanh. Phanh sẽ cần áp lực nhiều hơn và tay lái cũng nặng hơn.
Giống như 10% rượu cặn còn lại trong chai vang đỏ mà không ai muốn uống, xăng cuối bình cũng không phải là “thức uống” ngon lành với động cơ xe hơi.
Rất nhiều người lái xe không hề chú ý tới đèn báo hiệu sắp hết xăng. Một nghiên cứu được thực hiện ở công ty bảo hiểm đã chỉ ra rằng 1/4 tài xế tin rằng xe có thể tiếp tục đi được 64km nữa khi đèn báo hiệu sáng. Trong khi đó, 2 triệu tài xế thừa nhận rằng thường xuyên lái xe trong tình trạng đèn báo hiệu sáng.
Đàn ông bất cẩn hơn khi nghĩ rằng xe sắp hết xăng sẽ đi được 51km, còn phụ nữ "lo xa" thì dự đoán xe có thể tiếp tục đi 38km nữa.
Tuy nhiên, rất ít người biết rằng, chạy xe sắp hết xăng sẽ khiến bạn chịu nhiều thiệt hại tài chính hơn.
Trước hết, hãy cùng nghiên cứu cơ chế hoạt động của các bình xăng trên xe ô tô. Những đồng hồ đo nhiên liệu không phải là các công cụ chính xác tuyệt đối. Thậm chí, ở những mẫu xe hiện đại nhất, công nghệ cũng chỉ có tính tương đối. Lượng xăng trong bình xe được đo bởi phao nổi, nó giống như phao đo trong các bể nước.
Mức độ lượng xăng trong bình sau đó sẽ được chuyển tới khí áp kế một cách tự động hoặc thông qua thông qua dải kim loại và dây cuộn. Lượng xăng trong xe có thể thay đổi tùy vào độ dốc của đường đi. Vì vậy, nó chỉ tương đối khi gợi ý rằng lượng xăng còn lại đủ để bạn đi tiếp quãng đường bao xa.
Mỗi loại xe lại có khả năng "chịu đựng" đi tiếp quãng đường khác nhau. Ví dụ như Mercedes C-Class có thể đi được 74km sau khi đèn báo sắp hết xăng sáng, trong khi đó, xe Vauxhall Astra chỉ có thể đi tiếp 21km.
Cách tốt nhất để giữ xe chính là hãy đi tới trạm xăng ngay khi đèn báo hiệu sáng. Còn nếu vẫn tiếp tục tiết kiệm vài đồng mà chưa chịu đổ xăng thì bạn có thể phải tốn nhiều tiền hơn để sửa động cơ xe.
Ray Sparrow, một kỹ sư đã có gần 40 năm kinh nghiệm ở gara sửa xe ô tô cho biết: "Chạy xe sắp hết xăng sẽ sớm làm hỏng động cơ. Lái xe có thể tốn nhiều tiền hơn để sửa chữa. Đây hẳn là điều mà bất kỳ thợ sửa xe nào cũng mong muốn. Những chỗ nối, máy bơm xăng và vòi phun xăng trong động cơ diesel bị ảnh hưởng nặng do động cơ bị tràn khí."
Khi không khí tràn vào động cơ bên trong, nó sẽ ngăn không cho nguyên liệu chuyển từ bình xăng sang động cơ. Thậm chí, tình trạng này còn làm hỏng bộ tản nhiệt. Lúc này bạn phải đưa xe tới thợ sửa để thông máy.
Ông Sparrow còn nói thêm: "Việc chạy xăng tới mức cạn kiệt có thể làm tắc các bộ lọc và máy bơm do cặn xăng lắng xuống. Nó cũng giống như 10% rượu cặn còn lại trong chai vang đỏ mà không ai muốn uống."
Lời khuyên mà Sparrow đưa ra là: "Bạn tiết kiệm 100.000 đồng hôm nay nhưng ngày mai bạn sẽ phải phí 10.000.000 đồng."
Nếu chưa thể đổ xăng ngay lập tức, hãy lái xe tiết kiệm xăng. Đó là duy trì tốc độ 60-80km/h nếu được, không phanh hay tăng tốc đột ngột, duy trì vòng quay động cơ từ 2.000 - 3.000 vòng mỗi phút.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét